Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

03:51 AM 16/01/2013 |   Lượt xem: 2789 |   In bài viết | 

Đã có 65 bài tham luận và 16 ý kiến tại Hội thảo. Các tham luận này đều tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân, tình trạng, tác hại của nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung; đồng thời nêu lên những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tệ nạn này, góp phần làm sáng tỏ mặt được, chưa được, và đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính khả thi cao trong công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta.
 
 Phát biểu tại Hội thảo, các nhà khoa học khẳng định rằng, ở nước ta hiện nay bất kể ngành nào, kể cả các cấp trong ngành giáo dục, trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và ở bất kể địa phương nào, cấp nào cũng đều có tham nhũng tuy mức độ có khác nhau.
 
 GS.TS Trương Giang Long- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, theo số liệu khảo sát của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2012 của Việt Nam xếp hạng 123/176 quốc gia. Chỉ số này cho thấy tham nhũng trong khu vực công là nghiêm trọng. Các nỗ lực phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa thực sự thành công. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí chưa bị xử lý nghiêm hoặc có xử lý nhưng chỉ là hình thức.
 
 PGS. TS Trần Thị Minh Châu, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Cuộc khảo sát năm 2012 của Thanh tra chính phủ cho thấy 14 cơ quan thường gây khó khăn cho doanh nghiệp, đứng đầu bảng là cơ quan thuế, tiếp theo là hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý tài nguyên, môi trường, cảnh sát, ngân hàng, thanh tra, kiểm tra, giấy phép xây dựng, quản lý thị trường, kế hoạch đầu tư, kho bạc, cảnh sát khu vực, tài chính, công an kinh tế. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 21,6% cán bộ, công chức được hỏi thừa nhận có tình trạng nhũng nhiễu.
 
 Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng muốn chống được tham nhũng cần phải nhận rõ ai tham nhũng và ở những lĩnh vực nào có khả năng xảy ra tham nhũng. Coi đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến nội xâm. Để làm được điều này cần đến một hệ thống các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý kịp thời, quyết liệt. Do vậy, phải tiến hành nghiêm chỉnh việc dạy và học, giáo dục và thực hành đạo đức trong toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường đến các công sở, các tổ chức kinh tế - xã hội, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Một bộ luật đạo đức của xã hội là cần thiết phải tính đến, đồng thời trong giáo dục, phải coi đạo đức là môn học hàng đầu, ở tất cả các bậc học. Tất cả mọi người lao động, các công chức bắt buộc phải qua khóa học đạo đức công chức, công vụ trước khi ngồi vào nhiệm sở.
 
 PGS.TS Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cũng cho rằng, phải kiên quyết khắc phục tình trạng “dĩ hoà vi quý”, nể nang, né tránh, “đánh trống bỏ dùi”, “bắt cóc bỏ đĩa”, "đầu voi đuôi chuột", làm tê liệt sức chiến đấu trước các hiện tượng tham nhũng; chỉ thấy tham nhũng ở các ngành, địa phương, đơn vị khác mà không thấy, không dám đấu tranh với tệ nạn tham nhũng ngay trong ngành, địa phương, đơn vị mình
 GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng cơ quan phòng, chống tham nhũng phải độc lập với mọi thành phần của Chính phủ. Ngoài ra, phát huy chế độ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, theo kinh nghiệm của nhiều nước, có thể hồi tố mọi vụ tham nhũng, ở mọi cấp.
 
 Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng, phải đẩy nhanh tiến trình kiểm soát tài sản, việc kê khai tài sản của công chức đứng đầu các cơ quan, của những người có trách nhiệm nhất định phải được công khai tại nơi công tác và nơi cư trú như nghị quyết Trung ương 4 đã nói.
 
 
 Trong vấn đề sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng, các nhà khoa học cũng đề nghị khuyến khích tố giác người tham nhũng. Đồng thời, phải có chế tài xử lý thật nghiêm những đối tượng tham nhũng, bất kể người đó giữ cương vị nào. Theo đó, bảo vệ người tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng cùng gia đình họ phải bằng sức mạnh luật pháp và an ninh, đồng thời cũng nghiêm trị những ai lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai, vu khống, làm nhục, làm hại người khác vì những động cơ xấu.
 
 Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
 
 Ngày 15/1, tại TP.Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản phối hợp Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”.
 
 Đã có 65 bài tham luận và 16 ý kiến tại Hội thảo. Các tham luận này đều tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân, tình trạng, tác hại của nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung; đồng thời nêu lên những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tệ nạn này, góp phần làm sáng tỏ mặt được, chưa được, và đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính khả thi cao trong công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta.
 
 Phát biểu tại Hội thảo, các nhà khoa học khẳng định rằng, ở nước ta hiện nay bất kể ngành nào, kể cả các cấp trong ngành giáo dục, trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và ở bất kể địa phương nào, cấp nào cũng đều có tham nhũng tuy mức độ có khác nhau.
 
 GS.TS Trương Giang Long- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, theo số liệu khảo sát của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2012 của Việt Nam xếp hạng 123/176 quốc gia. Chỉ số này cho thấy tham nhũng trong khu vực công là nghiêm trọng. Các nỗ lực phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa thực sự thành công. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí chưa bị xử lý nghiêm hoặc có xử lý nhưng chỉ là hình thức.
 
 PGS. TS Trần Thị Minh Châu, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Cuộc khảo sát năm 2012 của Thanh tra chính phủ cho thấy 14 cơ quan thường gây khó khăn cho doanh nghiệp, đứng đầu bảng là cơ quan thuế, tiếp theo là hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý tài nguyên, môi trường, cảnh sát, ngân hàng, thanh tra, kiểm tra, giấy phép xây dựng, quản lý thị trường, kế hoạch đầu tư, kho bạc, cảnh sát khu vực, tài chính, công an kinh tế. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 21,6% cán bộ, công chức được hỏi thừa nhận có tình trạng nhũng nhiễu.
 
 Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng muốn chống được tham nhũng cần phải nhận rõ ai tham nhũng và ở những lĩnh vực nào có khả năng xảy ra tham nhũng. Coi đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến nội xâm. Để làm được điều này cần đến một hệ thống các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý kịp thời, quyết liệt. Do vậy, phải tiến hành nghiêm chỉnh việc dạy và học, giáo dục và thực hành đạo đức trong toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường đến các công sở, các tổ chức kinh tế - xã hội, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Một bộ luật đạo đức của xã hội là cần thiết phải tính đến, đồng thời trong giáo dục, phải coi đạo đức là môn học hàng đầu, ở tất cả các bậc học. Tất cả mọi người lao động, các công chức bắt buộc phải qua khóa học đạo đức công chức, công vụ trước khi ngồi vào nhiệm sở.
 
 PGS.TS Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cũng cho rằng, phải kiên quyết khắc phục tình trạng “dĩ hoà vi quý”, nể nang, né tránh, “đánh trống bỏ dùi”, “bắt cóc bỏ đĩa”, "đầu voi đuôi chuột", làm tê liệt sức chiến đấu trước các hiện tượng tham nhũng; chỉ thấy tham nhũng ở các ngành, địa phương, đơn vị khác mà không thấy, không dám đấu tranh với tệ nạn tham nhũng ngay trong ngành, địa phương, đơn vị mình
 GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng cơ quan phòng, chống tham nhũng phải độc lập với mọi thành phần của Chính phủ. Ngoài ra, phát huy chế độ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, theo kinh nghiệm của nhiều nước, có thể hồi tố mọi vụ tham nhũng, ở mọi cấp.
 
 Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng, phải đẩy nhanh tiến trình kiểm soát tài sản, việc kê khai tài sản của công chức đứng đầu các cơ quan, của những người có trách nhiệm nhất định phải được công khai tại nơi công tác và nơi cư trú như nghị quyết Trung ương 4 đã nói.
 
 
 Trong vấn đề sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng, các nhà khoa học cũng đề nghị khuyến khích tố giác người tham nhũng. Đồng thời, phải có chế tài xử lý thật nghiêm những đối tượng tham nhũng, bất kể người đó giữ cương vị nào. Theo đó, bảo vệ người tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng cùng gia đình họ phải bằng sức mạnh luật pháp và an ninh, đồng thời cũng nghiêm trị những ai lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai, vu khống, làm nhục, làm hại người khác vì những động cơ xấu.
 

VL-TL (Nguồn: CPV)