Thông tin giá cả thị trường tuần từ 19/10/2013 đến 25/10/2013

11:13 PM 19/10/2013 |   Lượt xem: 3110 |   In bài viết | 

MUA GÌ?

Quảng Nam: Sắn khó bán, giá thấp

Xã Quế Châu  có 292,2 héc-ta sắn đang vụ thu hoạch mưa lũ khiến diện tích sắn đang bị hư thối chiếm đến 30% và con số này có thể tăng lên trong vài ngày tới. Sắn mới thu hoạch thương lái trừ 5%, sắn nhổ lên để 3 - 4 ngày thì bị trừ 15%. Tại  huyện Quế Sơn, hiện địa phương có 2.600 héc-ta đất trồng sắn. Vụ này người dân trồng hơn 800 héc-ta sắn. Phần lớn sắn được Cty CP FOCOCEV Quảng Nam thu mua. Giá   mua sắn theo hàm lượng bột, như sắn có độ bột từ 29 - 30% mua 2.150 đồng/kg; dưới 16% là 1.050 đồng/kg.

Cao Phong: Cam được mùa, được giá

Mới đầu vụ, thương lái mua cam đã vào tận vườn đặt hàng, giá từ 18.000 - 20.000 đồng/kg. Mới năm thứ 2 thu cam, cho thu khoảng 20 tấn cam lòng vàng, đạt doanh thu gần 400 triệu đồng. Nhiều hộ trồng cam đang trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững. Huyện đã hình thành vùng cam hàng hóa. Nhân dân thị trấn có vốn, kỹ thuật đang triển khai mô hình liên kết với người dân các xã có đất ở trong vùng để mở rộng diện tích cam, chia doanh thu, lợi nhuận 50/50. Nhiều hộ gia đình thị trấn đã thành công ở mô hình này, đạt doanh thu trên tỷ đồng/năm. Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Phạm Văn Long cho biết: Cam và một số cây có múi được xác định là cây chủ lực mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Huyện đang phối hợp với các sở, ngành và các tổ chức phát triển thương hiệu Cam Cao Phong; xây dựng và triển khai một số cơ chế, chính sách phát triển và nâng cao hiệu quả trồng cam.

Rau, củ, quả tăng giá

Do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, sản lượng rau củ cung cấp cho TP.Hồ Chí Minh giảm gần một nửa, dẫn đến giá bán tăng 30 - 70%. Tại Lâm Đồng, giá các loại rau ăn lá của các hợp tác xã bán ra thị trường đã tăng từ 30 - 40% so với ngày thường. Cụ thể, các loại rau đang tăng giá cao là bó xôi (từ 14.000 đồng lên 21.000 - 23.000 đồng/kg), cải thảo (từ 5.000 đồng lên 8.000 - 9.000 đồng/kg), xà lách l xanh (từ 15.000 đồng lên 22.000 đồng/kg)... Khảo sát ở một số chợ ở Hà Nội sau khi mưa bão đi qua, giá rau quả vẫn tăng gấp đôi ngày thường. Bình thường một bó rau muống 6.000 đồng thì nay tăng lên 12.000 đồng, rau cải ngọt tăng từ 25 nghìn đồng/kg lên 35 - 40 nghìn đồng/kg, cà chua 15 - 20 nghìn đồng/kg...

Giá mua nông sản trong tuần  
   Tại Đồng Nai

Mặt hàng

Giá (đồng/kg)

Gà công nghiệp làm sẵn

55.000

Gà ta làm sẵn

110.000

Rau bắp cải

10.000

Bí xanh

12.000

Cà chua

15.000

Muối hạt

6.000

  
   Tại Bình Dương

Mặt hàng

Giá (đồng/kg)

Gà công nghiệp làm sẵn

80.000

Gà ta còn sống

110.000

Rau cải xanh

12.000

Bí xanh

12.000

Cà chua

15.000

Muối hạt

5.000

  
   Tại An Giang

Mặt hàng

Giá (đồng/kg)

Thịt lợn nạc

85.000

Thịt bò

210.000

Gà ta làm sẳn

115.000

Bắp cải trắng

10.000

Bí đao

10.000

Cà chua

8.000

   Tại Hậu Giang

Mặt hàng

Giá (đồng/kg)

Lợn hơi

42.000

Thịt lợn thăn

79.000

Thịt lợn mông sấn

68.000

Thịt bò thăn loại 1

272.000

Gà CN làm sẵn

53.000

Gà ta còn sống

120.000

 

BÁN GÌ?

 

Giá cà phê giảm

+ Hoạt động thu hoạch cà phê của niên vụ 2013/2014 tại Tây Nguyên đang được khởi động chậm so với tiến độ của các vụ trước do thời tiết mưa.

+ Sự chênh lệch giá giữa cà phê xuất khẩu Việt Nam với giá quốc tế lên tới mức cao nhất trong 3 tháng khiến lượng tiêu thụ giảm. 

Theo ước tính, lượng cà phê tồn kho của vụ cũ tại Tây Nguyên hiện ở mức 250.000 tấn, trong đó 150.000 tấn là do các hộ nông dân “găm” hàng. Mức tồn kho này cao gần gấp đôi so với mức tồn kho ở đầu niên vụ 2012/2013. Dựa trên mức tồn kho hiện tại và mức xuất khẩu cà phê của Việt Nam là 23,75 triệu tấn trong thời gian từ tháng 10/2012 đến hết tháng 9/2013, có thể thấy Việt Nam đạt sản lượng khoảng 28 triệu bao cà phê trong niên vụ 2012/2013. Theo một số dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2013/2014 sẽ đạt khoảng 28 - 30 triệu bao. 

Nông dân và thương nhân cà phê ở Tây Nguyên cho hay, thời tiết mưa trong mấy tuần gần đây khiến việc thu hoạch quả cà phê không được đẩy nhanh. Ngoài ra, việc giá cà phê ở dưới ngưỡng 40.000 đồng/kg cũng khiến nông dân kém mặn mà với việc tích cực hái quả. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối mặt với những khó khăn trong việc hoàn thuế VAT, vì bị doanh nghiệp cung ứng chiếm dụng.  Điều này dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc hoàn thuế và là nguyên nhân khiến cho hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bị thua lỗ, thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới giảm mạnh. Thêm vào đó là ảnh hưởng của cơn bão số 10 tàn phá các tỉnh Bắc miền Trung và gây mưa lớn và dài ngày tại các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên. Theo kinh nghiệm của một số nông dân tại tỉnh Đắc Lắk, do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, vụ thu hoạch sẽ quay về nông lịch bình thường, tức là khoảng tháng 11/2013 mới có hàng chứ không phải giữa tháng 10 này như dự báo. 

Giá cà phê trong nước ngày 17/10 đồng loạt giảm sâu khi 2 sàn giao dịch chính cà phê thế giới tại London và New York tiếp tục đà giảm. Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục giảm thêm từ 500 - 600 nghìn đồng/tấn tùy vùng xuống 34,2 - 34,9 triệu đồng/tấn. Như vậy, chỉ trong 2 ngày qua, giá cà phê Tây Nguyên đã mất tới 1,7 - 1,8 triệu đồng/tấn, tương đương 4,6 - 4,7%.

Giá cà phê nhân xô tuần đến 16/10/2013Thị rường

Giá trung bình (đồng/kg)

Đắk Lắk

35.200

Lâm Đồng

34.700

Gia Lai

35.400

Đắk Nông

35.300

Tây Nguyên

34.700

Theo ước tính, lượng cà phê tồn kho của vụ cũ tại Tây Nguyên hiện ở mức 250.000 tấn, trong đó 150.000 tấn là do các hộ nông dân “găm” hàng. Mức tồn kho này cao gần gấp đôi so với mức tồn kho ở đầu niên vụ 2012/2013. Dựa trên mức tồn kho hiện tại và mức xuất khẩu cà phê của Việt Nam là 23,75 triệu tấn trong thời gian từ tháng 10/2012 đến hết tháng 9/2013, có thể thấy Việt Nam đạt sản lượng khoảng 28 triệu bao cà phê trong niên vụ 2012/2013. Theo một số dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2013/2014 sẽ đạt khoảng 28 - 30 triệu bao.


Nông dân và thương nhân cà phê ở Tây Nguyên cho hay, thời tiết mưa trong mấy tuần gần đây khiến việc thu hoạch quả cà phê không được đẩy nhanh. Ngoài ra, việc giá cà phê ở dưới ngưỡng 40.000 đồng/kg cũng khiến nông dân kém mặn mà với việc tích cực hái quả. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối mặt với những khó khăn trong việc hoàn thuế VAT, vì bị doanh nghiệp cung ứng chiếm dụng.  Điều này dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc hoàn thuế và là nguyên nhân khiến cho hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bị thua lỗ, thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới giảm mạnh. Thêm vào đó là ảnh hưởng của cơn bão số 10 tàn phá các tỉnh Bắc miền Trung và gây mưa lớn và dài ngày tại các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên. Theo kinh nghiệm của một số nông dân tại tỉnh Đắc Lắk, do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, vụ thu hoạch sẽ quay về nông lịch bình thường, tức là khoảng tháng 11/2013 mới có hàng chứ không phải giữa tháng 10 này như dự báo. 

Giá cà phê trong nước ngày 17/10 đồng loạt giảm sâu khi 2 sàn giao dịch chính cà phê thế giới tại London và New York tiếp tục đà giảm. Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục giảm thêm từ 500 - 600 nghìn đồng/tấn tùy vùng xuống 34,2 - 34,9 triệu đồng/tấn. Như vậy, chỉ trong 2 ngày qua, giá cà phê Tây Nguyên đã mất tới 1,7 - 1,8 triệu đồng/tấn, tương đương 4,6 - 4,7%.

Giá cà phê nhân xô tuần đến 16/10/2013

Thị trường

Giá trung bình (đồng/kg)

Đắk Lắk

35.200

Lâm Đồng

34.700

Gia Lai

35.400

Đắk Nông

35.300

Tây Nguyên

34.700

"MƯỢN" THIÊN TAI GÂY "BÃO" GIÁ

Nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin của người dân miền núi và bà con dân tộc thiểu số, từ số 42 (ra ngày 18/10/2013), Chuyên đề DTTS&MN (Báo Công Thương) sẽ mở chuyên mục “Thị trường – Giá cả” với sự hợp tác của Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc (Dantoc online), Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, các hiệp hội, ngành hàng...
 

Chưa đầy 10 ngày, nhân dân miền Trung phải hứng chịu 2 cơn siêu bão. Thiệt hại về người và tài sản do 2 cơn bão gây nên cho miền Trung hết sức nặng nề. Hàng chục ngàn gia đình nhà cửa bị sập và tốc mái, chưa kịp tu sửa, hoặc vừa mua vật liệu mới khắc phục xong, cơn bão số 11 đổ bộ lại gây hư hỏng tiếp. Hàng vật liệu xây dựng, nhất là tấm lợp (các lại tôn và pro-xi-măng) nhu cầu tăng cao và giá cũng tăng so với bình thường.
 

Những gia đình có nhà cửa bị hư hỏng, cần được chia sẻ giúp đỡ. Mọi người cần phải chung tay cùng cả nước có hành động đóng góp thiết thực, nhằm chia sẻ về sự mất mát, thì thật đáng trách không ít người kinh doanh lại có hành vi “mượn” bão lũ, đẩy giá hàng hóa lên cao. 
 

Ông Hoàng Đức Thắng, Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình cho biết, nhiều vùng miền núi và dân tộc thiểu số ở Quảng Bình bị chia cắt, đi lại khó khăn, cách trở. Bà con dân tộc thiểu số và người dân miền núi Quảng Bình đời sống nghèo khó, nhà tạm bợ còn nhiều, số nhà bị sập, hư hỏng và tốc mái sau bão rất nhiều. Do đó, nhu cầu mua tấm lợp, vật liệu làm lại rất lớn. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản yêu cầu các đối tượng kinh doanh không được tăng giá hàng hóa, nhất là tấm lợp và chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi tăng giá bất hợp lý. Tuy nhiên, thị trường rộng lớn, không lực lượng nào có thể kiểm soát xuể đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa nên bà con dân tộc đã nghèo khó lại khó hơn vì phải mua hàng giá đắt hơn. Trên thực tế, thiên tai, bão lũ chỉ xảy ra ở một số vùng, nhưng giá hàng hóa lại tăng trên diện rộng, thậm chí tác hại của thiên nhiên, thời tiết đến sản xuất các loại tấm lợp và vật liệu xây dựng khác không lớn, nhưng giá cứ tăng gấp bội.

Giá tăng mà người sản xuất được lợi thì không có gì phải bàn cãi, đằng này, giá bán sản phẩm của người sản xuất tăng rất ít, trong khi giá nông sản, thực phẩm, vật liệu đến tay người tiêu dùng lại tăng mạnh. Tất cả lợi nhuận tập trung vào khâu trung gian. Chính khâu này đã lợi dụng thời tiết bất thường để tăng giá. Rõ ràng, khâu phấn phối của nước ta có nhiều vấn đề cần phải xem xét, để xây dựng được hệ thống phân phối hợp lý, tránh khâu trung gian ăn quá nhiều của người sản xuất và người tiêu dùng.

LƯU Ý, CẢNH BÁO

Bà con nên mua hàng tại các gian hàng bình ổn giá

Để "hạ nhiệt" các mặt hàng sau bão, mới đây Bộ Tài chính đã có công điện "hỏa tốc" gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện ngay việc kiểm soát giá cả. Nhất là xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng thời gian cao điểm để tăng giá. Đồng thời cũng đề nghị các địa phương có xảy ra bão lũ cần có biện pháp bình ổn giá kịp thời theo quy định tại Luật Giá đối với những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn... 

Ông Lê Tá Khoái - Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình - cho biết, thị trường đang diễn ra hiện tượng khan hiếm hàng vật liệu lợp do nhu cầu tăng đột biến mà nguồn cung không đủ. Sở Công Thương đã tăng cường toàn bộ lực lượng quản lý thị trường về tận cơ sở để kiểm soát tình hình, chủ động ngăn chặn tình trạng găm hàng, tăng giá để trục lợi. Các công ty sản xuất tôn, tấm lợp cũng khẳng định sẽ kiểm soát, nhắc nhở và thậm chí cắt ngay chế độ đại lý nếu biết họ tự ý tăng giá bán, hoặc không áp dụng chính sách giá bán mới mà công ty vừa đưa ra cho bà con vùng lũ. Tập đoàn Hoa Sen đã thông báo đến 6 chi nhánh của tập đoàn từ Huế đến Nghệ An phải cam kết giữ giá bán bằng giá bán trước bão. Nếu nhân viên nào vi phạm sẽ bị công ty xử lý kỷ luật thôi việc. Tập đoàn cũng đã ủng hộ 12.000 mét vuông tôn loại 1 xuất khẩu, đủ để lợp cho hơn 100 căn nhà cho bà con vùng bão, trong đó ưu tiên cho các giáo viên nghèo tỉnh Quảng Bình. Công ty liên doanh tôn Phương Nam đã chuyển chuyến hàng đầu tiên chở 300 tấn tôn đưa ra khu vực vùng bão lũ và sẽ giảm 2 - 3% so với giá cũ cho các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Quảng Trị. 

Để thị trường các mặt hàng ổn định, trước hết các lực lượng chức năng cần kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi lợi dụng mưa bão để tăng giá... Đặc biệt, công tác triển khai chương trình bình ổn giá tại các địa phương cần được phát huy hiệu quả cao hơn. Đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, bà con nên mua hàng tại các gian hàng và các điểm bán hàng bình ổn giá do các Sở Công Thương hoặc các đơn vị thuộc Sở tổ chức. Đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng, nên mua tại các địa lý chính thức của các công ty... Với những trường hợp đại lý, cửa hàng tự ý tăng giá, bà con có thể gọi điện đến đường dây nóng của các Sở Công Thương, quản lý thị trường để phản ánh trực tiếp.

((Thông tin do Báo Công Thương và Cổng Thông tin điện tử UBDT phối hợp thực hiện))