Thông tin giá cả thị trường tuần từ 13/10/2014 đến 17/10/2014

09:01 AM 14/10/2014 |   Lượt xem: 2490 |   In bài viết | 

TIÊU ĐIỂM

Rút ngắn đường về Hà Thành cho đặc sản mọi miền

Trong bối cảnh thị trường nông sản thực phẩm tại các đô thị bị đe dọa bởi quá nhiều hiểm họa từ các loại rau củ quả ngoại lai không rõ nguồn gốc, khiến người tiêu dùng ngày càng hướng về những sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền trong nước. Tuy nhiên, hành trình để đưa hàng nông sản từ nông thôn lên các thành phố, đô thị lớn như Hà Nội lại không hề đơn giản.

Hoạt động xúc tiến thương mại trăn trở tìm giải pháp


Ngoài các sản phẩm nông nghiệp truyền thống như lúa, ngô, khoai, sắn, những năm qua nhiều khu vực tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã hình thành các vùng rau, hoa sản xuất hàng hóa chất lượng cao như: Mộc Châu, Mường La (Sơn La), Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn, Quản Bạ, Bắc Quang (Hà Giang) cung cấp cho Hà Nội và các địa phương khác. Các dự án trồng mới cây có múi theo hướng VietGAP cũng được triển khai tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, góp phần thúc đẩy hình thành những vùng sản xuất cây có múi hàng hóa theo hướng thâm canh đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/héc-ta/năm và tạo sản lượng hàng hóa có chất lượng ngày càng tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài vùng. Thực tế, bà con nông dân phải bỏ ra nhiều công sức, song lợi nhuận thu được lại chưa tương xứng do từ sản xuất tới tiêu thụ nông sản vẫn còn nhiều khâu trung gian.

Do đó, nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của ngành nông nghiệp Thủ đô là tìm giải pháp rút ngắn đường đi của nông sản, tăng lợi nhuận cho bà con. Trung tâm XTTM Nông nghiệp Hà Nội từ đầu năm tới nay đã tiến hành thu thập thông tin về sản xuất, kinh doanh của hơn 600 cơ sở sản xuất, tiêu thụ nông sản, đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp của Thủ đô và các tỉnh. Bên cạnh đó, rà soát, tổng hợp danh sách, địa chỉ các cửa hàng, siêu thị và chợ đang kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố để phục vụ việc xây dựng, phát triển các chuỗi giá trị và điểm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp. Về hợp tác với các tỉnh, ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm cho biết, đến nay, Trung tâm đã tổ chức các hoạt động liên kết, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với 5 tỉnh gồm Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương và Sơn La. Đồng thời, kết nối chuỗi tiêu thụ sản phẩm từ các địa phương về Hà Nội và ngược lại, chủ yếu là rau an toàn, thịt, trứng, thủy sản, nước ngọt...

Vẫn còn nhiều khó khăn

Việc tiêu thụ nông sản từ các địa phương về Hà Nội vẫn chưa tập trung về một đầu mối, còn nhiều chồng chéo. Theo ông Phan Minh Nguyệt - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, để khắc phục hạn chế này, cần khảo sát, xác định rõ chu kỳ sản xuất nông sản theo mùa để bà con nông dân không bị thương lái ép giá còn người dân nắm được nguồn gốc sản phẩm, tránh mua phải hàng kém chất lượng. Đồng thời, xây dựng các điểm bán hàng nông sản tại các quận, huyện, thị xã, trong đó có sự tham gia của doanh nghiệp để giảm bớt khâu trung gian. Cần tổ chức các sàn giao dịch điện tử về nông sản và vật tư nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, để góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đưa sản phẩm nông sản miền núi về xuôi, nhất là thủ đô Hà Nội - một địa bàn tiêu thụ lớn, các địa phương miền núi phía Bắc cần tổ chức, hoặc tham gia nhiều hơn nữa các Hội chợ nông nghiệp – thương mại ngay tại Thủ đô Hà Nội để trưng bày, giới thiệu những đặc sản của địa phương.

Đã có nhiều ý kiến, giải pháp để "mở cửa" thị trường đô thị, nhưng cuối cùng, sự nỗ lực vẫn là người sản xuất nông sản, cộng thêm hỗ trợ của các nhà phân phối. Bà con cần nắm bắt đầy đủ các thông tin minh bạch và tìm được những nhà phân phối có uy tín, đây sẽ là chiếc cầu nối thật sự hiệu quả, ít tốn kém nhất, rút ngắn quá trình đưa hàng nông sản từ các vùng miền về thủ đô.

MUA GÌ

Đồng bằng sông Cửu Long

Đường tồn kho, mía giảm giá

Hiện nay các nhà máy đường ở ĐBSCL đã vào vụ mía mới (2014 - 2015). Tuy nhiên, lượng đường sản xuất ra đang báo động tồn kho tăng dần, do gặp cạnh tranh giá dữ dội với đường Thái Lan nhập lậu. Các nhà máy đường bán sỉ 12.500 đồng/kg, nhưng vẫn khó bán ra vì giá đường nhập lậu về tới Cần Thơ bán 11.500 đồng/kg. Áp lực đường tồn kho và cạnh tranh khiến giá đường giảm bình quân 2.000 đồng/kg, đồng thời kéo giá mía giảm theo bình quân 50 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Do nước lũ đầu nguồn đổ về, vùng trồng mía tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phải thu hoạch gấp rút trước khi nước dâng lên. Thương lái mua mía tại ruộng giống ROC16 đạt chữ đường cao giá 850 - 870 đồng/kg. Tại nhà máy đường Phụng Hiệp thu mua mía 10 chữ đường (CCS) 880 đồng/kg, tại nhà máy đường Vị Thanh thu mua 905 đồng/kg.

Tây Nguyên: Cây trụ sống để trồng tiêu “hút hàng”

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được trồng trên các loại trụ chết như trụ gỗ hoặc bằng vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bà con có xu hướng chuyển sang trồng các loại trụ sống như keo dậu, lồng mức, muồng đen… Các loại cây trồng làm trụ tiêu đang được đông đảo bà con lựa chọn, bởi giá thành rẻ, cho khai thác lâu năm, chống chọi tốt với bệnh… Hơn nữa, Tây Nguyên đang là mùa mưa, thời điểm thích hợp để trồng tiêu nên thị trường loại cây này trở nên sôi động, giá cả có tăng đôi chút. Nếu như năm trước, keo dậu có giá 2.000 đồng/cây thì nay tăng lên 3.500 đồng/cây; lồng mức từ 3.000 đồng/cây lên 5.000 đồng/cây, muồng đen từ 3.000 đồng/cây lên 4.000 đồng/cây. Sử dụng cây trụ sống cho hồ tiêu là hướng canh tác bền vững, không chỉ góp phần ngăn chặn nạn phá rừng lấy gỗ làm trụ mà còn tiết kiệm một khoản đầu tư rất lớn cho nông dân.

Gia cầm liên tục giảm giá

Hơn một tháng trở lại đây, giá vịt thịt ở Kiên Giang liên tục giảm, khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, còn tiểu thương ngao ngán vi buôn bán kém sôi động. Tại ấp Chính Gì, xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) một tháng trước, trứng vịt bán với giá 2.200 đồng/trứng, nhưng hiện tại giảm còn 2.000 đồng/trứng. Còn vịt xác (vịt đẻ) giảm từ 5.000 – 10.000 đồng/con (loại 1,2 – 1,5 kg/con), xuống còn 90.000 đồng/con, so với cùng kỳ năm ngoái giảm tới 15.000 – 20.000 đồng/con. Theo một tiểu thương, sở dĩ giá gia cầm giảm là do nguồn thủy sản đánh bắt nhiều nên người tiêu dùng chuyển sang ăn các thực phẩm đó. Ngoài ra, sản lượng vịt mùa này tăng lên đáng kể do hộ nào cũng nuôi vịt tận dụng nguồn lúa chét (lúa tái sinh từ gốc rạ).

Giá nông sản một số tỉnh trong tuần

Thị trường

Sản phẩm

Đơn giá (đồng/kg)

Hưng Yên

Đỗ xanh bóc vỏ

43.000

Đỗ xanh xay vỡ

35.000

Ngô nghiền

7.500

Ngô nếp tươi

10.000

An Giang

Đậu tương loại 1

22.000

Đậu tương loại 2

19.000

Lạc nhân loại 1

42.000

Lạc nhân loại 2

38.000

Đậu xanh loại 1

35.000

Đậu xanh loại 2

31.000

Bình Định

Ngô lai hạt

5.200

Đậu tương loại 1

18.000

Lạc nhân loại 1

32.000

Vừng (mè) trắng chà vỏ

80.000

Sắn (mì) lát khô

5.000

BÁN GÌ


Phú Quốc - Kiên Giang: Bà con yên tâm phát triển cây tiêu


Liên tục trong nhiều năm nay giá hồ tiêu trên thị trường Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang luôn biến động tăng giá, đây cũng là yếu tố tạo động lực cho các nhà vườn sản xuất hồ tiêu ở Phú Quốc yên tâm đầu tư phát triển bền vững loại cây trồng truyền thống trên đảo.



Đến thời điểm này, giá bán hồ tiêu tại Phú Quốc giao động từ 180.000 – 200.000 đồng/kg tiêu cội, hơn 250.000 đồng/kg đối với loại tiêu chín, tăng gấp 1,5 lần với giá bán thời điểm thu hoạch chính vụ 2013 - 2014 và cao nhất kể từ trước đến nay. Giá hồ tiêu liên tục tăng trong nhiều năm qua, mang lại tín hiệu vui, tạo tâm lý ổn định cho các nhà vườn yên tâm mạnh dạn tái đầu tư vào sản xuất.



Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch và UBND huyện Phú Quốc khảo sát và nghiên cứu xây dựng đề tài mô hình du lịch sinh thái vườn tiêu đảo Phú Quốc nhằm đưa mô hình du lịch sinh thái vườn tiêu Phú Quốc phát triển quy mô và bền vững. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2015, Phú Quốc chỉ giữ vững diện tích hồ tiêu khoảng 500 héc-ta. Bởi vậy huyện cũng khuyến cáo nông dân không nên đầu tư trồng mới ồ ạt, tránh tình trạng hồ tiêu biến động xuống giá, điều này đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ.

Trà Vinh: Giá cá lóc tăng trở lại



Huyện Trà Cú là địa bàn có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất nhất tỉnh Trà Vinh với diện tích hơn 1.200 héc-ta. Sau nhiều năm giảm mạnh, hiện giá cá lóc tăng từ 40.000 - 42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí nông dân còn lợi nhuận khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá lóc chưa hoàn chỉnh nên chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không được thả nuôi ồ ạt, tránh ô nhiễm môi trường. Cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân nên tuân thủ mật độ nuôi, lịch thời vụ, môi trường nước, không vì giá cá lóc nguyên liệu tăng mà phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu kiểm tra, thiếu kiểm soát ao hồ dẫn đến thua lỗ.

Tiêu chuẩn xuất khẩu hoa quả sang Mỹ

Tháng 9/2014, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép nhập khẩu hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam. Để xuất được hai loại quả này sang thị trường Mỹ, sản phẩm phải tuân thủ một số điều kiện. Trong đó theo yêu cầu của Mỹ, các cơ quan chức năng phía Việt Nam cùng với doanh nghiệp và các cơ sở xử lý quả phải xây dựng các bản đồ chiếu xạ với liều lượng hấp thụ tối thiểu theo quy định là 400 gray. Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị của Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) phối hợp với địa phương kiểm tra, xem xét cấp mã số vùng trồng đối với những hộ nông dân, như: Vùng trồng phải sản xuất theo quy trình VietGAP; áp dụng các quy trình thuốc BVTV xử lý dịch hại theo đúng quy định của Cục BVTV. Đặc biệt lưu ý chọn sử dụng thuốc BVTV an toàn trên nhãn, vải, chôm chôm. Trên cơ sở đó Cục BVTV cấp mã số, mức tối thiểu một mã số phải 10 héc-ta trở lên. Hiện nay Cục BVTV đang phối hợp với các địa phương kiểm tra, cấp mã số và chuyển danh sách các mã số cho Bộ Nông nghiệp Mỹ để có thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.

Xuất khẩu dừa tươi sang Nhật, Hàn Quốc

Công ty An Phú APP (TP. HCM) cho biết sau khi xuất khẩu thành công sang thị trường Canada và Mỹ, đơn vị vừa xuất 600 trái dừa tươi sang Nhật Bản. Ngoài ra, đơn vị cũng vừa ký hợp đồng xuất khẩu dừa tươi sang Hàn Quốc và Trung Quốc trong tháng tới với số lượng trên 30.000 trái/tuần. Hiện nay, tại nhiều nước, dừa tươi được dùng trong ẩm thực và giải khát nên nhu cầu của thị trường rất lớn.

Tây Nguyên:Giá xuất khẩu cà phê tăng

Nối tiếp phiên cuối tuần trước, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đã tăng 200.000 đồng/tấn lên 38,1- 39,3 triệu đồng/tấn. Giá cà phê robusta giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh (giá FOB) tăng 8 đô-la Mỹ/tấn từ mức 1.925 đô-la Mỹ/tấn cuối tuần trước lên 1.933 đô-la Mỹ/tấn.



Dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 9 đạt 1,67 triệu bao, chủ yếu là cà phê robusta, đưa xuất khẩu cà phê trong niên vụ cà phê hiện tại từ tháng 10/2013 – tháng 9/2014 lên 27,33 triệu bao, tăng 15,5% so với năm trước. Cà phê đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam và cao hơn gạo, chiếm 10,1% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2014, chỉ thấp hơn thủy sản 24,93% và lâm sản 19,46%.



Lưu ý cảnh báo Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 30.000 héc-ta, ngoài ra còn có diện tích mặt nước các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Đáy... có lợi thế cho khai thác thủy sản tự nhiên và nuôi cá lồng, bè. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên các hệ thống sông, hồ đang bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi vậy, bảo vệ NLTS là biện pháp cấp thiết để đảm bảo phát triển ngành thủy sản bền vững.

Một số loài cá quý có nguy cơ tuyệt chủng

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thời gian qua tình trạng khai thác, đánh bắt thủy sản bằng xung điện, chất nổ, hóa chất độc hại... đã ảnh hưởng lớn đến số lượng thủy sản đang có trên các sông, hồ, đồng ruộng ngoài tự nhiên. Thậm chí, một số loài cá quý của địa phương như cá chày mắt đỏ có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, môi trường nước các con sông, hồ đang bị ô nhiễm do các loại nước thải, hóa chất dùng trong nông nghiệp có tác động xấu đến các loài sinh vật cũng như sức khỏe con người. Đặc biệt, đối với các huyện miền núi, bà con chưa có ý thức nên NLTS tự nhiên trên hệ thống sông, hồ bị suy giảm nghiêm trọng.



Thực tế cho thấy, tình trạng khai thác thủy sản bằng xung điện thường diễn ra vào ban đêm hoặc khi trời mưa nên rất khó phát hiện. Bên cạnh đó, việc khai thác thủy sản trên sông, hồ bằng tàu, thuyền vẫn chưa được kiểm tra một cách thường xuyên, trong khi việc tuân thủ các quy định về kích cỡ mắt lưới, hình thức đánh bắt cá của người dân còn hạn chế, dẫn tới nguy cơ làm giảm tính đa dạng sinh học trên các sông, hồ. Đặc biệt, hoạt động đi lại trên sông của các tàu thuyền, phương tiện vận tải có công suất lớn đã ảnh hưởng xấu đến đường di cư sinh sản, làm mất đi một số bãi đẻ tự nhiên và kiếm mồi của các loài thủy sản.



Trong khi đó, người dân vẫn chủ yếu nuôi theo quy mô hộ gia đình nên năng suất và chất lượng chưa cao. Thanh Oai là một trong những địa phương trọng điểm về NLTS của thành phố với diện tích trên 1.000 héc-ta, tập trung tại các xã Thanh Cao, Liên Châu, Dân Hòa, Hồng Dương... nhưng năng suất nuôi chưa cao. Tại huyện Ba Vì, các hộ nuôi trồng thủy sản chủ yếu chăn thả các loại cá truyền thống như cá rô phi, cá trắm, cá chép... Tuy nhiên, quy mô hoạt động lĩnh vực thủy sản chủ yếu theo hộ gia đình nên việc tập trung thu gom sản phẩm còn nhỏ lẻ, dễ bị các lái buôn ép giá.



Mở rộng vùng nuôi theo hướng chuyên nghiệp

Bên cạnh việc kiểm tra, xử lý các vi phạm, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được các địa phương quan tâm là công tác tuyên truyền về bảo vệ NLTS. Các địa phương trong cùng lưu vực các con sông cũng cần chung tay phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ, tái tạo NLTS. Trong đó, tập trung về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tham gia ngăn ngừa, kiểm soát, không thả các sinh vật ngoại lai như rùa tai đỏ, tôm càng đỏ, ốc bươu vàng... vào môi trường để bảo vệ đa dạng sinh học. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP. Mới đây, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS về việc Ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) và Bộ tiêu chí đánh giá chứng nhận VietGAP cho đối tượng nuôi trồng thủy sản. Điều này nhằm tạo ra sản phẩm thủy sản đạt chất lượng, nâng cao giá trị trong tiêu thụ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của các thị trường xuất khẩu. Theo đó, các cơ sở nuôi cần đáp ứng những điều kiện sau thì mới được cấp chứng nhận VietGAP. Thứ nhất, các cơ sở nuôi được cấp chứng nhận VietGAP cần đạt 100% số chỉ tiêu mức độ A và tối thiểu 90% số chỉ tiêu mức độ loại B trên tổng số các chỉ tiêu cần đánh giá (không áp dụng các chỉ tiêu không áp dụng đánh giá). Các chỉ tiêu không đạt không được lặp lại khi đánh giá giám sát. Thứ hai, cơ sở nuôi gồm nhiều thành viên được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi 100% số cơ sở thành viên đại diện được lựa chọn để đánh giá đều đạt yêu cầu theo VietGAP. Từ đó đưa ra được một quy trình đánh giá rõ ràng và đồng bộ giúp các Tổ chức có thẩm quyền chứng nhận VietGAP dễ dàng đánh giá và cấp chứng nhận VietGAP cho các cơ sở nuôi trồng.

LƯU Ý CẢNH BÁO


Bảo vệ nguồn lợi thủy sản


Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 30.000 héc-ta, ngoài ra còn có diện tích mặt nước các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Đáy... có lợi thế cho khai thác thủy sản tự nhiên và nuôi cá lồng, bè. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên các hệ thống sông, hồ đang bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi vậy, bảo vệ NLTS là biện pháp cấp thiết để đảm bảo phát triển ngành thủy sản bền vững.

Một số loài cá quý có nguy cơ tuyệt chủng



Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thời gian qua tình trạng khai thác, đánh bắt thủy sản bằng xung điện, chất nổ, hóa chất độc hại... đã ảnh hưởng lớn đến số lượng thủy sản đang có trên các sông, hồ, đồng ruộng ngoài tự nhiên. Thậm chí, một số loài cá quý của địa phương như cá chày mắt đỏ có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, môi trường nước các con sông, hồ đang bị ô nhiễm do các loại nước thải, hóa chất dùng trong nông nghiệp có tác động xấu đến các loài sinh vật cũng như sức khỏe con người. Đặc biệt, đối với các huyện miền núi, bà con chưa có ý thức nên NLTS tự nhiên trên hệ thống sông, hồ bị suy giảm nghiêm trọng.



Thực tế cho thấy, tình trạng khai thác thủy sản bằng xung điện thường diễn ra vào ban đêm hoặc khi trời mưa nên rất khó phát hiện. Bên cạnh đó, việc khai thác thủy sản trên sông, hồ bằng tàu, thuyền vẫn chưa được kiểm tra một cách thường xuyên, trong khi việc tuân thủ các quy định về kích cỡ mắt lưới, hình thức đánh bắt cá của người dân còn hạn chế, dẫn tới nguy cơ làm giảm tính đa dạng sinh học trên các sông, hồ. Đặc biệt, hoạt động đi lại trên sông của các tàu thuyền, phương tiện vận tải có công suất lớn đã ảnh hưởng xấu đến đường di cư sinh sản, làm mất đi một số bãi đẻ tự nhiên và kiếm mồi của các loài thủy sản.



Trong khi đó, người dân vẫn chủ yếu nuôi theo quy mô hộ gia đình nên năng suất và chất lượng chưa cao. Thanh Oai là một trong những địa phương trọng điểm về NLTS của thành phố với diện tích trên 1.000 héc-ta, tập trung tại các xã Thanh Cao, Liên Châu, Dân Hòa, Hồng Dương... nhưng năng suất nuôi chưa cao. Tại huyện Ba Vì, các hộ nuôi trồng thủy sản chủ yếu chăn thả các loại cá truyền thống như cá rô phi, cá trắm, cá chép... Tuy nhiên, quy mô hoạt động lĩnh vực thủy sản chủ yếu theo hộ gia đình nên việc tập trung thu gom sản phẩm còn nhỏ lẻ, dễ bị các lái buôn ép giá.



Mở rộng vùng nuôi theo hướng chuyên nghiệp

Bên cạnh việc kiểm tra, xử lý các vi phạm, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được các địa phương quan tâm là công tác tuyên truyền về bảo vệ NLTS. Các địa phương trong cùng lưu vực các con sông cũng cần chung tay phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ, tái tạo NLTS. Trong đó, tập trung về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tham gia ngăn ngừa, kiểm soát, không thả các sinh vật ngoại lai như rùa tai đỏ, tôm càng đỏ, ốc bươu vàng... vào môi trường để bảo vệ đa dạng sinh học. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP. Mới đây, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS về việc Ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) và Bộ tiêu chí đánh giá chứng nhận VietGAP cho đối tượng nuôi trồng thủy sản. Điều này nhằm tạo ra sản phẩm thủy sản đạt chất lượng, nâng cao giá trị trong tiêu thụ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của các thị trường xuất khẩu. Theo đó, các cơ sở nuôi cần đáp ứng những điều kiện sau thì mới được cấp chứng nhận VietGAP. Thứ nhất, các cơ sở nuôi được cấp chứng nhận VietGAP cần đạt 100% số chỉ tiêu mức độ A và tối thiểu 90% số chỉ tiêu mức độ loại B trên tổng số các chỉ tiêu cần đánh giá (không áp dụng các chỉ tiêu không áp dụng đánh giá). Các chỉ tiêu không đạt không được lặp lại khi đánh giá giám sát. Thứ hai, cơ sở nuôi gồm nhiều thành viên được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi 100% số cơ sở thành viên đại diện được lựa chọn để đánh giá đều đạt yêu cầu theo VietGAP. Từ đó đưa ra được một quy trình đánh giá rõ ràng và đồng bộ giúp các Tổ chức có thẩm quyền chứng nhận VietGAP dễ dàng đánh giá và cấp chứng nhận VietGAP cho các cơ sở nuôi trồng.

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG


Gà đồi yên thế - Bắc Giang: Vào siêu thị vẫn rất hạn chế


Trong 7 tháng đầu năm 2014, Yên Thế đã xuất bán ra thị trường trên 6,5 triệu con gà, tương đương 11.670 tấn (trung bình 54 tấn/ngày). Nhưng gà đã qua giết mổ cung ứng cho các siêu thị tại Hà Nội chỉ đạt 23.671 con, tương đương 45 tấn. Còn lại là tiêu thụ dưới dạng gà lông, trong đó cung ứng ra thị trường Hà Nội 3,6 triệu con, tương đương 6.561 tấn, chiếm 50%; còn lại khoảng 5.000 tấn ra các thị trường khác như: Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định...



Việc tiêu thụ gà qua giết mổ còn hạn chế nguyên nhân chủ yếu do tâm lý của người tiêu dùng muốn tận mắt nhìn thấy con gà đang còn sống thì mới mua, gà đã qua chế biến được coi là hàng đông lạnh, dẫn tới sức tiêu thụ trong siêu thị chậm. Chính vì vậy, hiện trên địa bàn huyện Yên Thế chỉ có 2 công ty giết mổ nhưng số lượng giết mổ giao cho các siêu thị rất thấp so với năng suất thiết kế, trong khi đó gà lông thì bao nhiêu cũng hết, có ngày lên đến hàng chục tấn.



Bên cạnh đó, năng lực của các siêu thị trong việc điều chỉnh kinh doanh các mặt hàng tươi sống chưa tạo điều kiện cho người nuôi. Có siêu thị sau 2 - 3 tháng, thậm chí tới 4 tháng, mới thanh toán tiền cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thiếu vốn để quay vòng sản xuất. Việc các siêu thị bán ra bên ngoài với giá cao cũng phần nào hạn chế sức mua của khách hàng. Bên cạnh đó, gà nhập từ nước ngoài về luôn bán với giá thấp hơn nhiều so với giá gà trong nước khiến gà trong siêu thị khó tiêu thụ.



Hướng tiêu thụ lâu dài và bền vững cho sản phẩm gà đồi Yên Thế trước hết phải thay đổi tư duy người tiêu dùng để đẩy mạnh tiêu thụ gà đã qua chế biến. Bên cạnh đó, các siêu thị cần có những cải tiến trong việc kinh doanh như giá bán, cách thanh toán, cách bán hàng. Đặc biệt, bên cạnh các giải pháp quyết liệt ngăn chặn gà nhập lậu, các cơ quan chức năng cần có chính sách phù hợp để hạn chế nhập sản phẩm gà nhập khẩu. Làm tốt được những điều này thì sản phẩm gà đồi Yên Thế nói riêng và người chăn nuôi gia cầm trong nước mới thực sự yên tâm đầu tư phát triển.

Phú Hải (Quảng Ninh): Được mùa nghêu nhưng niềm vui chưa trọn vẹn

Hiện xã Phú Hải (huyện Hải Hà, Quảng Ninh) có 176 héc-ta đất bãi triều phục vụ nuôi nghêu thương phẩm. Theo các hộ nuôi nghêu, nếu xuống giống loại nghêu 1.000 con/kg đúng thời điểm tiết trời tháng 3 ấm áp thì sang tháng 5 của năm sau là cho thu hoạch. Trọng lượng nghêu trung bình đạt khoảng 70 con/kg, có thể xuất bán. Nuôi nghêu không yêu cầu kỹ thuật cao. Thông thường cứ xuống 1 tấn nghêu giống sẽ thu về khoảng 10 tấn nghêu thành phẩm, bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg. Dự kiến năm 2014, sản lượng nghêu toàn xã đạt khoảng 3 ngàn tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 2013. Nghề nuôi nghêu đã giúp cuộc sống người dân Phú Hải ngày một khấm khá, nhiều hộ vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, niềm vui được mùa của người nuôi nghêu ở Phú Hải vẫn chưa trọn vẹn khi đầu ra của con nghêu chưa ổn định. Việc thu mua nghêu thương phẩm từ nhiều năm nay vẫn trông vào các thương lái Trung Quốc. Có những lúc họ lấy hàng liên tục với số lượng lớn nhưng cũng có lúc thì ngược lại; người nuôi buộc phải trực tiếp bán cho các tiểu thương ở các chợ với số lượng nhỏ lẻ, một hộ nuôi cho biết. Với sản lượng lớn, nghêu Phú Hải cũng được Hải Hà xác định là sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm). Huyện đã cho đơn vị tư vấn, khảo sát để xây dựng phương án làm sản phẩm “Nghêu hun khói”. Sau khi tính toán, hun khói 1 kg nghêu tươi sẽ cho 0,02 gam nghêu hun khói thành phẩm, giá thành đội lên rất cao, không khả thi nên phía doanh nghiệp không làm. Như vậy, trong tương lai gần, phát triển nghề nuôi nghêu ở Phú Hải phụ thuộc vào việc có tìm được hướng tiêu thụ bền vững hay không. Nếu như chưa giải quyết được ngay, các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cũng cần hướng dẫn bà con không nên mở rộng diện tích quá nhanh, tránh những thiệt hại khi thị trường có biến động vì đầu tư cho nuôi nghêu tốn rất nhiều tiền.

Nghề nuôi nghêu giúp bà con có thêm thu nhập

CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG


Đồng Nai: Thị trường máy nông nghiệp thiếu vắng hàng Việt


Trên thị trường Đồng Nai, các loại máy móc nông nghiệp từ sản phẩm đơn giản giá vài triệu đồng đến các loại máy cày, máy gặt đập liên hợp trị giá vài trăm triệu đồng đều là của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… sản xuất.



Giới kinh doanh cho biết, hàng Việt Nam có đặc điểm chung là khá đơn điệu về chủng loại sản phẩm; mẫu mã, giá cả cũng kém sức cạnh tranh. Nhiều loại máy móc mới do doanh nghiệp Việt sản xuất không cạnh tranh nổi với các sản phẩm đã qua sử dụng xuất xứ từ Nhật Bản. Nông dân đầu tư cơ giới hóa, sản xuất theo hướng công nghiệp cần máy móc hiện đại, quy mô lớn cũng khó tìm được sản phẩm Việt phù hợp, vì hàng nội địa chủ yếu là các loại máy tự chế sử dụng cho nông hộ, như: Máy tuốt tiêu, máy chà cà phê, máy bóc vỏ, máy cắt…



Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ các loại máy ngoại nhập cũng rất khó khăn. Gói vay hỗ trợ lãi suất để mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã bỏ quy định chỉ được mua sản phẩm nội địa được xem là cơ hội tốt cho nông dân đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Theo báo cáo của Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 8/2014, chỉ có 7 khách hàng trong tỉnh đã được vay gần 2,7 tỷ đồng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.



Theo nhận định của giới kinh doanh, do tình hình đầu ra của nông sản liên tục biến động trong thời gian qua đã khiến bà con nông dân không dám đầu tư. Do vậy, thị trường nông sản phải có sự ổn định về giá cả của thì chính sách ưu đãi vốn vay mới thực sự phát huy hiệu quả.

Lâm Đồng: Không vội vàng chặt bỏ cây cao su

Mới đây, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, cơ quan chức năng của tỉnh đã đưa ra khuyến cáo nhà nông không nên vội vàng chặt bỏ cây cao su. Bởi cây cao su đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu cây trồng của Lâm Đồng, đặc biệt là đối với ba huyện phía Nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.



Theo nhận định của các chuyên gia, tuy nhu cầu mủ cao su trên thị trường thế giới vẫn sẽ tăng hằng năm nhưng do cung vượt quá cầu nên dẫn đến tình trạng thừa mủ cao su khiến giá cả tụt giảm. Chính vì vậy, trên địa bàn tỉnh chưa có hiện tượng chặt bỏ hàng loạt cây cao su nhưng việc tạm dừng khai thác và thiếu đầu tư thích đáng cho loại cây trồng này diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, Sở NN & PTNT Lâm Đồng đã đưa ra khuyến cáo, cây cao su ở Lâm Đồng chỉ mới được đưa vào trồng trong vài năm gần đây nên diện tích cho thu hoạch mủ chưa đáng kể. Trong khi với cây cao su, phải tính chu kỳ kinh doanh từ 20 - 25 năm chứ không thể vì giá cả sụt giảm trước mắt mà phá bỏ.

Quảng Nam: Triển khai kế hoạch chống gian lận thương mại điện tử

Thời gian qua, mô hình bán hàng trên mạng (online) đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi, phù hợp với nhu cầu của đời sống, mô hình bán hàng trên mạng lại phát sinh những vấn đề thực sự gây khó khăn cho người làm công tác quản lý như thuế, thị trường… Đó là tình trạng lợi dụng các kẽ hở trong quản lý nên nhiều cửa hàng bán hàng online đã không quan tâm hoặc lợi dụng để buôn gian bán lận, dùng chiêu trò thổi phồng công dụng và giá cả nhằm thu lợi bất chính. Chính vì vậy, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam đã lên kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa, từng bước đấu tranh với việc bán hàng kém chất lượng của một số cửa hàng kinh doanh trên mạng đóng trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường sẽ vận động các cá nhân, tổ chức ký vào bản cam kết không kinh doanh trái phép, gian lận thương mại. Tùy loại hình hàng hóa kinh doanh để ký kết văn bản phù hợp với hình thức kinh doanh.

HÀNG VIỆT


Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi Hà Nội


Hành động vì cộng đồng

Đối với địa bàn miền núi, nông thôn Hà Nội, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đưa hàng Việt về khu vực này không đơn thuần vì lợi nhuận mà còn là hành động vì cộng đồng.

Hiệu quả lớn



8 giờ tối thường là thời điểm các cửa hàng xung quanh các khu công nghiệp huyện Thạch Thất (Hà Nội) nhộn nhịp nhất, vì đây là thời điểm công nhân các nhà máy mua sắm sau một ngày làm việc. Vừa chọn hàng từ chuyến bán hàng lưu động của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), chị Nguyễn Thị Thêu (công nhân – xã Phùng Xá – Thạch Thất) nhanh nhẹn chọn mua nước rửa bát của Mỹ Hảo, sách vở của Hồng Hà, còn sữa là của Vinamilk... Chị Thêu cho biết, chị chọn mua những mặt hàng này vì giá rẻ, chất lượng tốt, lại trùng vào những đợt doanh nghiệp (DN) đưa hàng Việt về nông thôn nên không phải đi xa tới trung tâm chợ huyện hoặc siêu thị.



Sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn đã được TP. Hà Nội chú trọng thực hiện bằng nhiều chương trình như phiên chợ hàng Việt, đưa hàng Việt về các huyện, thị xã; bán hàng lưu động và bán hàng chính sách phục vụ các xã miền núi; bán hàng bình ổn giá tại các quận, huyện…



Chỉ tính riêng trong năm 2013, đã có 38 chuyến bán hàng Việt và 526 chuyến bán hàng lưu động được tổ chức. Sở Công Thương Hà Nội cũng tổ chức bán hàng phục vụ bà con tại 13 xã miền núi của 4 huyện Thạch Thất, Mỹ Đức, Quốc Oai và Ba Vì trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Dự kiến trong năm 2015, Hà Nội sẽ tổ chức 34 phiên chợ Việt và khoảng 500 chuyến bán hàng lưu động, thực hiện bán hàng tại 13 xã miền núi vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.



Với địa hình miền núi, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, đưa hàng về khu vực nông thôn, miền núi



không phải việc dễ dàng. Theo ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Hapro, hiện 70% người tiêu dùng sống ở nông thôn, dù sức mua không lớn nhưng việc phát triển thị trường nông thôn là một trong những việc quan trọng để giúp DN chiếm lĩnh thị trường. “Tuy nhiên, chiếm lĩnh thị trường này không phải là việc dễ dàng. Chỉ các DN thật sự vì cộng đồng mới mặn mà với thị trường nông thôn, miền núi. Còn nếu chỉ vì lợi nhuận thuần túy thì không mấy DN mặn mà” – ông Thắng chia sẻ.



Vì lẽ đó, để đưa hàng về nông thôn, miền núi Hà Nội, Hapro phải đưa người xuống tận địa phương để nghiên cứu thị trường, tùy từng giai đoạn bán và giới thiệu từng sản phẩm cụ thể. Lượng hàng hóa cũng phải đa dạng, phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân. Hiện có đến 80% hàng hóa tại khu vực nông thôn, miền núi Hà Nội là hàng Việt Nam.



Đầu tư mạnh cho hệ thống phân phối

Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay, về lâu dài, để hàng Việt chiếm lĩnh sâu hơn thị trường nông thôn, miền núi, ngoài những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, Hà Nội đang lên kế hoạch đầu tư mạnh cho hệ thống phân phối. Bởi lẽ, khi mở rộng địa giới hành chính, hạ tầng thương mại trên địa bàn Thủ đô đã xuất hiện sự khập khiễng. Hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại, tiện nghi chỉ tập trung ở khu vực nội thành. Hệ thống thương mại khu vực ngoại thành và nông thôn, nhất là miền núi còn nhiều hạn chế bởi cơ sở vật chất thiếu, sức mua thấp, nên khó thu hút DN đầu tư, phát triển.



Để phát triển hạ tầng thương mại, nhằm chiếm lĩnh tốt hơn thị trường lớn khu vực nông thôn, trong những năm tới, dự kiến, Thành phố sẽ phát triển 5 trung tâm buôn bán cấp vùng, 200 chợ, 72 siêu thị… trong đó nhiều chợ, siêu thị tập trung tại khu vực ngoại thành, miền núi và nông thôn. Sở Công Thương sẽ tích cực tham mưu cho UBND TP. Hà Nội trong việc xây dựng các cơ chế chính sách kêu gọi DN đầu tư vào khu vực này. Thành phố cũng đã giao UBND các quận, huyện lập kế hoạch xây mới và cải tạo hạ tầng thương mại, đồng thời gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính báo cáo UBND Thành phố để dành nguồn vốn đầu tư nhất định cho phát triển hạ tầng thương mại khu vực nông thôn.



“Với những giải pháp này, tôi tin rằng, trong những năm tới, hạ tầng thương mại sẽ được phát triển đồng bộ tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố, đặc biệt là khu vực ngoại thành, miền núi, nông thôn, giúp hàng Việt chiếm lĩnh tốt hơn khu vực này” – bà Lan kỳ vọng.

NHÀ NÔNG CẦN BIẾT


Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây bí đỏ


Cây bí đỏ (có tên khác là bí ngô, bí rợ, bầu lào...) là cây dễ trồng, ngoài trồng lấy quả, người ta còn dùng ngọn non. Bí đỏ trồng được quanh năm, tùy theo điều kiện đất và nước từng nơi mà bố trí trong mùa khô hay mùa mưa. Mùa khô gieo tháng 11 đến tháng 1, thu hoạch tháng 3 – tháng 4; mùa mưa gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 8 – tháng 9.



Làm đất và trồng

Bí đỏ có bộ rễ rất phát triển nên có khả năng chống hạn rất cao, bà con cần phải làm đất sâu và kỹ, độ pH 5,5 - 7,5. Trồng bí đỏ theo những hốc thẳng hàng, hốc sâu 30 - 40 cm, rộng 40 - 50 cm, cách nhau từ 2 đến 3 m tùy theo đất xấu hay tốt; giữ mật độ 2.000 - 2.500 cây/héc-ta (70 - 90 cây/sào Bắc Bộ), mỗi hốc gieo 5 - 6 hạt cách đều nhau, gieo hạt xong lấp lên một lớp đất mỏng 2 - 3 cm rồi tưới nước giữ ẩm.



Bón phân đúng liều lượng

Bón lót cho bí đỏ chủ yếu là bón theo hốc, sau khi bổ hốc rồi để 2 -3 ngày cho hả đất rồi mới bón phân, bón xong trộn với đất đảo đều, lại để 2 - 3 hôm nữa mới gieo hạt. Liều lượng bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây bí đỏ như sau:



Tính theo một sào Bắc Bộ (360 m2)

Bón lót: Phân chuồng 600 - 700 kg (nếu đất chua bón thêm 25 - 30 kg vôi bột). NPK-S 5.10.3-8: Bón 12 - 15 kg. Bón thúc 1: NPK-S 12.5.10-8: bón 10 - 12 kg. Bón thúc 2: NPK-S 12.5.10-8: bón 10 - 12 kg.



Tính cho 1 héc-ta



Bón lót: Phân chuồng 15.000 - 18.000 kg (nếu đất đồi, đất chua bón thêm 600 - 800 kg héc-ta vôi bột vào lúc làm đất). NPK-S 5.10.3-8: Bón 330 - 415 kg. Bón thúc 1 khi cây cao độ 40 - 50 cm: NPK-S 12.5.10-8: bón 280 - 330 kg. Bón thúc 2 ở thời kỳ ra nụ hoa tập trung để cây có thể đậu quả nhiều, quả to và chắc hơn: NPK-S 12.5.10-8: bón 280 - 330 kg.

Kỹ thuật sấy khô rau củ, quả

Rau củ sấy khô

Sau khi thu hoạch rau củ, bà con loại bỏ lá già, héo, bị sâu bệnh, giập nát. Rửa sạch và nhẹ tay để tránh làm nát rau. Sau đó bà con phải phơi, sấy ngay nhất là các loại rau ăn lá, không nên để lâu quá 12 – 18 giờ. Tuỳ thuộc vào loại rau củ mà bà con sấy nguyên hình dạng, thái lát mỏng hoặc bào thành sợi nhỏ trước khi sấy.

Rau củ sau khi rửa nên để ráo nước rồi xếp vào khay và đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy ban đầu khoảng 60 – 70oC để cho hơi nước trong rau củ thoát nhanh. Sau đó hạ dần xuống 50oC và khi rau quả gần khô, lại nâng nhiệt độ lên ngang với mức ban đầu. Bà con chú ý nếu để nhiệt độ cao quá sẽ làm rau củ biến chất, nếu nhiệt độ thấp quá sẽ làm rau bị nhũn. Mỗi mẻ sấy từ 10 – 14 giờ. Bà con kiểm tra nếu rau bóp tay thấy giòn là được. Sau khi sấy xong để sản phẩm nguội rồi cho vào túi nilon để bảo quản.

Chuối sấy khô

Bà con chọn những quả chuối to đều, càng to càng tốt, chín vàng đều vừa phải vì nếu quả chín quá khi sấy sẽ bị nhũn và chua, nếu quá non thì chuối sấy ăn sẽ bị chát. Bà con rửa sạch chuối, sau đó bóc vỏ và ngâm vào nước ấm trong vài phút. Sau đó xếp chuối vào dàn và đem sấy ở nhiệt độ 65 – 75oC trong thời gian 20 – 30 phút. Chuối tiêu sấy đạt chất lượng có màu vàng đến màu nâu sáng, không có vết đen, không có sơ, thơm mùi chuối tự nhiên. Bà con đóng gói sản phẩm bằng giấy bóng mờ bỏ vào thùng sắt tây để bảo quản.

Táo sấy

Để có táo sấy theo kiểu táo tầu ngon, bà con chọn táo xanh quả to đều. Rửa sạch và để ráo nước. Bà con cho vào sấy đến khi táo đạt 85% độ khô để táo còn dẻo. Sau đó, bà con xâm táo cho đều rồi cho táo vào nồi hấp khoảng 2 giờ. Trong khi hấp, bà con cần tưới chút nước lên trên để táo nở tốt.

Bà con đun nước đường (200g đường/kg táo), nhỏ giọt đường vào cốc nước nếu chưa kết dính là được. Cho dung dịch Sorbat kali 1% vào khuấy đều cho tan, để nguội rồi ngâm táo vào khoảng 6 giờ nhằm ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Rửa sơ táo bằng nước nóng nhanh tay, để ráo và sấy táo lại lần nữa đến khi không còn dính tay. Táo sấy ngon phải dẻo, không bị cứng hay nát, vỏ táo nhăn đều. Lấy táo ra cho vào hộp kín hoặc bao nilon hút chân không, bảo quản ở nhiệt độ 25 – 28oC.

HÀNG THẬT - HÀNG GIẢ


Phân biệt đồ gia dụng bằng inox thật và inox mạ


Nhiều loại xoong, nồi, thau, chảo... làm từ đồ nhôm tái chế hoặc inox mạ được bày bán khắp các chợ, vỉa hè, thôn quê với giá rẻ bất chấp những hiểm họa tiềm ẩn. Đặc biệt là có cả những sản phẩm dùng cho trẻ em như xoong nấu bột, ấm đun nước...

Đối với các vật liệu mạ inox, để tạo giá thành rẻ hơn nữa, nhà sản xuất có thể sử dụng các chất mạ kém chất lượng, pha tạp nhiều chất hoặc không mạ lớp đồng. Các chất mạ là kim loại nặng, nếu lẫn vào thức ăn, lâu ngày, có thể tạo nên sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, gây hại cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm như gan, ung thư… Các đồ gia dụng làm bằng inox kém chất lượng cũng nhanh bị xỉn màu, xám ố hoặc thậm chí bị nổ bề mặt. Tuy nhiên, có hay không nguy cơ thôi nhiễm kim loại nặng thì chưa thể khẳng định rõ ràng, còn cần những nghiên cứu chính xác. Bà con có thể nhận biết hàng inox thật và inox mạ bằng những cách sau:



Về mặt cảm quan, có thể nhìn độ sáng bóng của inox. Inox mạ thường là thép hoặc tôn sắt, mạ ngoài bằng một lớp đồng, niken và crom mỏng. Do vậy, inox mạ thường có độ bóng sáng loáng trong khi inox “xịn” có màu sáng nhờ nhợ.



Ngoài ra, bà con có thể thử bằng cách sử dụng nam châm. Tùy vào thành phần inox mà các sản phẩm inox “xịn” hoặc là không hút từ hoặc nếu có chỉ hút nam châm nhẹ, khi kéo ra lực ở tay sẽ rất nhẹ nhàng. Còn inox mạ sẽ có độ hút mạnh, thậm chí chỉ đưa đến gần đã nghe tiếng “tạch” vì nam châm bị hút vào kim loại. Khi lấy nam châm ra sẽ thấy lực hút ở tay rất mạnh.



Về cơ bản thành phần inox thường có 18% crom, 8% niken, còn lại là sắt và các thành phần khác. Vì giá thành niken rất đắt nên trong một số trường hợp, người ta có thể thay niken bằng mangan, tuy nhiên sự thay thế này làm cho khả năng chịu ăn mòn của vật liệu rất thấp. Một loại thép không gỉ khác có thành phần 12% crom cũng có tính chất sáng bóng nhưng không được gọi là inox vì có tính hút từ.

Không nên mua bát đĩa gốm sứ màu mè

Các chuyên gia cảnh báo, các loại bát đĩa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt loại sản phẩm Trung Quốc có hoa văn, họa tiết màu mè thường chứa chì và cadimi tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Ở chợ quê, hầu hết các loại bát đĩa bày bán đều là hàng Trung Quốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Đặc điểm chung của chúng là mẫu mã bắt mắt, nhiều bộ sản phẩm có hoa văn, họa tiết cầu kỳ trông rất ưa nhìn, giá thành chỉ bằng 1/3 các loại sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu. Vì thấy mẫu mã đẹp lại rẻ nên bà con đã chọn mua các sản phẩm này mà không biết rằng chính những sản phẩm bát đĩa gốm, sứ dùng hàng ngày ấy luôn mang trong nó ẩn họa gieo rắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.



Theo các chuyên gia trong ngành, để làm được gốm sứ thì phải nung sản phẩm đến một nhiệt độ rất cao, đây là công đoạn có chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong quy trình sản xuất. Để giảm giá thành sản phẩm, giúp sản phẩm có sức cạnh tranh cao, các đơn vị sản xuất sẽ giảm bớt chi phí ở công đoạn nung bằng cách cho thêm chì vào nguyên liệu làm gốm để hạ nhiệt độ nung mà vẫn tạo ra được gốm sứ. Do chi phí sản xuất ít nên đương nhiên các mặt hàng này sẽ có giá thành thấp. Tuy nhiên, chì là một loại hóa chất độc hại, trong quá trình sản xuất, chúng chưa được giải thoát hết khỏi bề mặt sản phẩm, nếu sử dụng các loại bát đĩa vẫn còn hàm lượng chì này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, khi đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả..., chì dễ bị thôi nhiễm do tác động của nhiệt độ, axit, gây độc cho người dùng. Ngoài việc sử dụng chì để giảm nhiệt độ, thời gian nung, để giảm chi phí sản xuất, một vài chất độc hại khác như cadimi cũng sẽ được sử dụng. Đây là loại chất gây ung thư, người bị nhiễm độc cadimi sẽ có các biểu hiện như tiêu chảy, ói mửa, rối loạn thần kinh… lâu dần có thể bị suy gan, tổn thương tim, thận và tuần hoàn.



Do vậy, trong quá trình lựa chọn bát đĩa làm bằng gốm sứ, bà con nên chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với sản phẩm sứ, nên chọn loại có màu men trắng, không nên chọn các sản phẩm có màu sắc bắt mắt, hoa văn, họa tiết cầu kỳ bởi chúng thường sử dụng nhiều chì để tăng độ bám dính, độ sắc nét, màu mè của hoa văn.

Ban biên tập ((Thông tin do báo Công thương và Cổng Thông tin UBDT phối hợp thực hiện))