Đặc sắc thổ cẩm Khmer
01:46 PM 20/06/2016 | Lượt xem: 28183 In bài viết |Hợp tác xã dệt thổ cẩm Khmer của làng nghề Văn Giáo, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được thành lập từ năm 2002. Ngay sau đó, sản phẩm thổ cẩm Khmer Văn Giáo được khôi phục và nhanh chóng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng bởi sự phong phú về mẫu mã, màu sắc hài hòa, hoa văn sắc sảo.
Các nghệ nhân dệt thổ cẩm Văn Giáo thường sử dụng kỹ thuật dệt 3 lớp sợi tơ với 3 màu khác nhau để làm ra sản phẩm khăn choàng, xà rông, hay các bức họa, khăn trải bàn phỏng theo các sự tích truyện cổ với sự thay đổi và phối màu chỉ một cách công phu... Tùy độ khó của các sản phẩm mà thời gian dệt sẽ khác nhau. Một trong những bí quyết tạo màu sắc đẹp chất lượng cao là các nghệ nhân làng nghề đã dùng chất liệu tự nhiên để chế thuốc nhuộm, nhờ đó làm cho lụa óng ả mượt mà hơn.
Hiện nay, trong xã Văn Giáo có khoảng hơn 70 hộ, với gần 130 thợ dệt thổ cẩm, từ năm 2002 - 2015 dệt được 12.420 sản phẩm, đạt doanh thu gần 1,6 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ gia đình.
Những nghệ nhân cao tuổi là những người có nhiều kinh nghiệm dệt. Họ cũng chính là người “truyền lửa” và duy trì nghề truyền thống cho các thế hệ sau.
Một trong những bí quyết tạo màu sắc đẹp và chất lượng cao cho sản phẩm là dùng chất liệu từ tự nhiên để chế thuốc nhuộm, nhờ đó làm cho lụa óng ả mượt mà không bị xù lông.
Du khách thích thú với những sản phẩm dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo mang nét đẹp đặc trưng riêng biệt.
Chị Neang Samon, ở ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo hàng ngày miệt mài bên khung dệt thổ cẩm Khmer truyền thống.
Các nghệ nhân dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo thường sử dụng kỹ thuật dệt 3 lớp sợi tơ với 3 màu khác nhau để làm ra sản phẩm khăn choàng, xà rông, hay các bức họa, khăn trải bàn phỏng theo các sự tích truyện cổ...
Theo: Lưu An Nhiên (baotintuc.vn)