"Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm gắn liền thực tiễn chính sách đất đai khu vực đồng bào DTTS và miền núi"
09:00 AM 24/03/2023 | Lượt xem: 2274 In bài viết |Đó là ý kiến phát biểu của Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương, tại Hội thảo góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức sáng 23/3, tại Tp. Sơn La (tỉnh Sơn La).
Dự và chủ trì Hội thảo có: Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương, Nguyễn Lâm Thành; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Đặng Ngọc Hậu; đại diện lãnh đạo, các sở, ban, ngành của các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham luận đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nêu thực trạng và những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; ổn định đời sống các hộ tái định cư sau khi di chuyển đến nơi ở mới của các dự án; những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng đất rừng giao cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân; kết quả rà soát đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường giao lại cho địa phương quản lý và giao cho các hộ DTTS thiếu đất ở, đất sản xuất; những vấn đề đặt ra cho công tác xây dựng giá đất ở cấp huyện; thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực đất đai đối với đồng bào DTTS…
Đối với những quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là cộng đồng dân cư người DTTS, ông Giàng A Tính - Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu cho rằng: Hiện đang có rất nhiều quy định về việc "không được"… sẽ gây ra rất nhiều hạn chế cho đồng bào DTTS; đồng thời đồng bào DTTS với vốn kiến thức và khả năng nhiều hạn chế nên không thể tăng thu nhập trên chính mảnh đất của mình, nên đề nghị cho phép cộng đồng dân cư được phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất bằng những ràng buộc chặt chẽ, cụ thể để tăng thu nhập…
Tham gia ý kiến về việc chuyển nhượng đất nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh Điện Biên cho cho rằng: Việc quy định đối tượng tham gia chuyển nhượng đất nông nghiệp trong phạm vi hẹp sẽ không thu hút được nguồn lực, cách làm mới từ bên ngoài vào các địa bàn, đặc biệt là vùng khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều.
Ông Vừ A Bằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên chia sẻ: "Tại điều 52 có quy định là chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn, hoặc xã, phường, thị trấn giáp ranh trong một huyện. Cái này theo tôi chúng ta không nên hạn chế, vì bản thân trong cùng một xã đó họ khôngcó đủ năng lực, không có khả năng, kiến thức, không có nhu cầu hoặc có nhu cầu nhưng không biết làm, mà chúng ta lại không cho người ngoài vào, theo tôi cái này là không phù hợp".
Quang cảnh buổi Hội thảo
Liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La cho biết: Việc bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân đang sử dụng đất nông lâm trường rất khó khăn, nguyên nhân là trong quá trình xác định nguồn gốc đất nhiều điện tích đất của người dân đã sử dụng trước khi Nhà nước giao cho các nông, lâm trường.
Ông Nguyễn Tiến Dương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La tham gia ý kiến: Trước khi thành lập các nông, lâm trường, đất người dân đã sử dụng, sau đó thành lập nông, lâm trường giao đất lại khoanh toàn bộ diện tích đất ở, đất sản xuất vào đất nông, lâm trường. Sau này xác định về mặt pháp lý thì lại là đất nông lâm trường, do đó rất khó khăn trong việc bồi thường, hỗ trợ.
Tham gia ý kiến vào chính sách giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, Tiến sĩ Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, các tỉnh Tây Bắc và vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng luôn là nội dung nhạy cảm, dễ phát sinh các vấn đề phức tạp, tiêu cực. Luật Đất đai sửa đổi cần cụ thể hóa nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho công tác này. Bản chất chính sách đối với hộ thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS là chính sách xã hội, chính sách dân tộc, được quy định bởi Nghị quyết 88, 120 của Quốc hội. Ở đây trong Luật phải có ý viết "Ngân sách phải bố trí việc này"....
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương đánh giá cao những ý kiến tham luận tại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm gắn liền thực tiễn chính sách đất đai khu vực đồng bào DTTS và miền núi.
Trên cơ sở các tham luận, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội sẽ tổng hợp các nhóm vấn đề, gửi báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết 170/NQ-CP của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La cho biết: Việc bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân đang sử dụng đất nông lâm trường rất khó khăn, nguyên nhân là trong quá trình xác định nguồn gốc đất nhiều điện tích đất của người dân đã sử dụng trước khi Nhà nước giao cho các nông, lâm trường.
Ông Nguyễn Tiến Dương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La tham gia ý kiến: Trước khi thành lập các nông, lâm trường, đất người dân đã sử dụng, sau đó thành lập nông, lâm trường giao đất lại khoanh toàn bộ diện tích đất ở, đất sản xuất vào đất nông, lâm trường. Sau này xác định về mặt pháp lý thì lại là đất nông lâm trường, do đó rất khó khăn trong việc bồi thường, hỗ trợ.
Tham gia ý kiến vào chính sách giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, Tiến sĩ Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, các tỉnh Tây Bắc và vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng luôn là nội dung nhạy cảm, dễ phát sinh các vấn đề phức tạp, tiêu cực. Luật Đất đai sửa đổi cần cụ thể hóa nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho công tác này. Bản chất chính sách đối với hộ thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS là chính sách xã hội, chính sách dân tộc, được quy định bởi Nghị quyết 88, 120 của Quốc hội. Ở đây trong Luật phải có ý viết "Ngân sách phải bố trí việc này"....
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương đánh giá cao những ý kiến tham luận tại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm gắn liền thực tiễn chính sách đất đai khu vực đồng bào DTTS và miền núi.
Trên cơ sở các tham luận, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội sẽ tổng hợp các nhóm vấn đề, gửi báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết 170/NQ-CP của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
(baodantoc.vn)