Thư gửi đại hội hợp tác xã và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du - 11-4-1964
07:50 AM 21/12/2015 | Lượt xem: 13948 In bài viết |Từ khi hoà bình lập lại đến nay, miền núi và trung du đã có nhiều tiến bộ lớn.
Về chính trị thì các dân tộc đều bình đẳng, dân chủ, đoàn kết.
Về văn hoá, xã hội thì nhiều người đã biết chữ, nhiều trường tiểu học, trung học lần lượt mọc lên. Công việc vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh càng ngày càng khá, các thói quen cũ lạc hậu đã được bỏ bớt dần.
Về kinh tế thì miền núi và trung du đã có hơn 70% nông hộ vào hợp tác xã nông nghiệp. Đồng bào đã được no ấm hơn, nhà ở nhiều nơi đã làm mới sạch sẽ, gọn gàng hơn, v.v..
Tục ngữ ta có câu "tiền rừng bạc bể". Miền núi và trung du là rừng tiền của miền Bắc nước ta.
Đất đai cấy lúa tính đầu người thì không ít hơn đồng bằng. Đất trồng màu có nhiều. Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày rất nhiều. Đất để trồng cây gây rừng lại còn nhiều hơn nữa. Đồng, bãi cỏ, núi đá để chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, v.v. đang còn nhiều lắm.
Miền núi và trung du của miền Bắc nước ta là một khu vực rất quan trọng cả về công nghiệp và nông nghiệp. Chúng ta phải làm cho miền núi và trung du thành một nơi giàu có về nông nghiệp để nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân, để thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà.
Để thực hiện mục đích đó, căn cứ vào Nghị quyết của Đảng và căn cứ vào tình hình của miền núi và trung du, Bác nêu một số ý kiến sau đây:
1. Ra sức củng cố và phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Hiện nay ở miền núi và trung du mới có gần 30% hợp tác xã khá. Chúng ta phải phấn đấu làm cho tất cả hợp tác xã đều khá.
2. Các khu, tỉnh, huyện, xã, hợp tác xã cần có phương hướng sản xuất đúng:
a) Về lúa: hết sức chú ý thâm canh ruộng lúa nước để có năng suất cao, đồng thời làm tốt thuỷ lợi để tăng vụ. Giảm dần lúa nương và lúa đồi vì năng suất quá thấp mà lại gây ra xói mòn.
b) Về màu: chú trọng tăng diện tích, nhưng cũng hết sức chú trọng thâm canh để tăng năng suất ngô, khoai, sắn, v.v.. Đồng thời chú trọng chế biến hoa màu và vận động nhân dân ăn độn để tiết kiệm gạo.
c) Về cây công nghiệp: khả năng trồng cây công nghiệp rất lớn. Phải trồng thật nhiều gai, trẩu, sở, chè, hồi, cây màng tang, đỗ tương, lạc, mía, v.v.. Các thứ này dân ta cần nhiều và xuất khẩu cũng được tiền. Phải trồng thêm nhiều cây ăn quả.
d) Về chăn nuôi: phải đẩy mạnh chăn nuôi vì ở miền núi và trung du có nhiều điều kiện thuận lợi. Không những chú ý chăn nuôi lợn mà lại phải hết sức chú ý chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, ong, v.v.. Một số nơi cần vắt sữa bò, sữa trâu để dùng như hợp tác xã Cao Đa đã làm.
đ) Về bảo vệ rừng: hợp tác xã nào cũng phải có kế hoạch trồng rừng và tích cực bảo vệ rừng. Nếu rừng kiệt thì không còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lụt lội và hạn hán. Vì vậy đồng bào miền núi và trung du cũng như đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế ở đây phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình.
3. Các việc đó cần làm cho tốt và muốn làm tốt thì:
a) Hợp tác xã phải được củng cố, tức là làm cho xã viên có tinh thần làm chủ, làm cho quản trị được vững vàng và có năng lực, phải thực hành dân chủ, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, phải đoàn kết chặt chẽ trong hợp tác, làm tốt công tác cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và không ngừng nâng cao trình độ chính trị và văn hoá cho cán bộ và xã viên.
b) Các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ muôn người như một, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Chú trọng giúp đỡ đồng bào vùng cao và làm tốt công tác an ninh trật tự, củng cố quốc phòng.
c) Việc đón tiếp đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế miền núi phải làm cho tốt: phải nêu cao tinh thần giúp đỡ lẫn nhau và học tập lẫn nhau.
Đồng bào miền xuôi lên phải đoàn kết chặt chẽ với đồng bào địa phương mình đến, phải gương mẫu trong mọi việc.
d) Chi bộ phải được củng cố và tăng cường, tức là làm cho mọi đảng viên có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cao, có đạo đức cách mạng, có năng lực quản lý kinh tế. Chi đoàn thanh niên lao động phải hăng hái làm đầu tàu trong mọi công tác của hợp tác xã.
Cuối cùng, Bác chúc Đại hội thành công, Bác gửi lời thăm tất cả đồng bào ở miền núi và trung du.
Về chính trị thì các dân tộc đều bình đẳng, dân chủ, đoàn kết.
Về văn hoá, xã hội thì nhiều người đã biết chữ, nhiều trường tiểu học, trung học lần lượt mọc lên. Công việc vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh càng ngày càng khá, các thói quen cũ lạc hậu đã được bỏ bớt dần.
Về kinh tế thì miền núi và trung du đã có hơn 70% nông hộ vào hợp tác xã nông nghiệp. Đồng bào đã được no ấm hơn, nhà ở nhiều nơi đã làm mới sạch sẽ, gọn gàng hơn, v.v..
Tục ngữ ta có câu "tiền rừng bạc bể". Miền núi và trung du là rừng tiền của miền Bắc nước ta.
Đất đai cấy lúa tính đầu người thì không ít hơn đồng bằng. Đất trồng màu có nhiều. Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày rất nhiều. Đất để trồng cây gây rừng lại còn nhiều hơn nữa. Đồng, bãi cỏ, núi đá để chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, v.v. đang còn nhiều lắm.
Miền núi và trung du của miền Bắc nước ta là một khu vực rất quan trọng cả về công nghiệp và nông nghiệp. Chúng ta phải làm cho miền núi và trung du thành một nơi giàu có về nông nghiệp để nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân, để thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà.
Để thực hiện mục đích đó, căn cứ vào Nghị quyết của Đảng và căn cứ vào tình hình của miền núi và trung du, Bác nêu một số ý kiến sau đây:
1. Ra sức củng cố và phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Hiện nay ở miền núi và trung du mới có gần 30% hợp tác xã khá. Chúng ta phải phấn đấu làm cho tất cả hợp tác xã đều khá.
2. Các khu, tỉnh, huyện, xã, hợp tác xã cần có phương hướng sản xuất đúng:
a) Về lúa: hết sức chú ý thâm canh ruộng lúa nước để có năng suất cao, đồng thời làm tốt thuỷ lợi để tăng vụ. Giảm dần lúa nương và lúa đồi vì năng suất quá thấp mà lại gây ra xói mòn.
b) Về màu: chú trọng tăng diện tích, nhưng cũng hết sức chú trọng thâm canh để tăng năng suất ngô, khoai, sắn, v.v.. Đồng thời chú trọng chế biến hoa màu và vận động nhân dân ăn độn để tiết kiệm gạo.
c) Về cây công nghiệp: khả năng trồng cây công nghiệp rất lớn. Phải trồng thật nhiều gai, trẩu, sở, chè, hồi, cây màng tang, đỗ tương, lạc, mía, v.v.. Các thứ này dân ta cần nhiều và xuất khẩu cũng được tiền. Phải trồng thêm nhiều cây ăn quả.
d) Về chăn nuôi: phải đẩy mạnh chăn nuôi vì ở miền núi và trung du có nhiều điều kiện thuận lợi. Không những chú ý chăn nuôi lợn mà lại phải hết sức chú ý chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, ong, v.v.. Một số nơi cần vắt sữa bò, sữa trâu để dùng như hợp tác xã Cao Đa đã làm.
đ) Về bảo vệ rừng: hợp tác xã nào cũng phải có kế hoạch trồng rừng và tích cực bảo vệ rừng. Nếu rừng kiệt thì không còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lụt lội và hạn hán. Vì vậy đồng bào miền núi và trung du cũng như đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế ở đây phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình.
3. Các việc đó cần làm cho tốt và muốn làm tốt thì:
a) Hợp tác xã phải được củng cố, tức là làm cho xã viên có tinh thần làm chủ, làm cho quản trị được vững vàng và có năng lực, phải thực hành dân chủ, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, phải đoàn kết chặt chẽ trong hợp tác, làm tốt công tác cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và không ngừng nâng cao trình độ chính trị và văn hoá cho cán bộ và xã viên.
b) Các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ muôn người như một, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Chú trọng giúp đỡ đồng bào vùng cao và làm tốt công tác an ninh trật tự, củng cố quốc phòng.
c) Việc đón tiếp đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế miền núi phải làm cho tốt: phải nêu cao tinh thần giúp đỡ lẫn nhau và học tập lẫn nhau.
Đồng bào miền xuôi lên phải đoàn kết chặt chẽ với đồng bào địa phương mình đến, phải gương mẫu trong mọi việc.
d) Chi bộ phải được củng cố và tăng cường, tức là làm cho mọi đảng viên có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cao, có đạo đức cách mạng, có năng lực quản lý kinh tế. Chi đoàn thanh niên lao động phải hăng hái làm đầu tàu trong mọi công tác của hợp tác xã.
Cuối cùng, Bác chúc Đại hội thành công, Bác gửi lời thăm tất cả đồng bào ở miền núi và trung du.
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 1964
HỒ CHÍ MINH
(Hồ Chí Minh toàn tập, t.11, tr.242-244)
Tin khác