Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca dân tộc Sán Dìu trong đời sống hiện nay

02:48 AM 17/12/2016 |   Lượt xem: 5159 |   In bài viết | 

Toàn cảnh Hội thảo

PGS.TS Ngô Quang Sơn, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc và Ths Ôn Tiến Dũng Sinh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện của đồng bào dân tộc Sán Dìu tại các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Hội thảo nhằm, đóng góp ý kiến, hiến kế của các diễn giả, các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng như nghệ nhân dân tộc Sán Dìu với mục đích đánh giá thực trạng  giá trị dân ca dân tộc Sán Dìu trong đời sống hiện nay. Từ đó, đề xuất cơ chế chính sách hoặc gợi mở những giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Sán Dìu; bên cạnh đó giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế được coi là rào cản trong sinh hoạt văn hóa tinh thần tại cộng đồng.

Đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Ý kiến của các đại biểu  tập trung vào các nội dung: Dựa vào truyền thuyết dân ca để xây dựng biểu tượng dân ca Soọng cô; công tác bảo tồn tiếng hát Soọng cô trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên; vai trò của tiếng Sán Dìu trong việc bảo tồn bà phát huy Soọng cô; bảo tồn và phát triển dân ca dân tộc Sán Dìu; khảo sát về truyền thống hát dân ca “Soọng cô” của dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc; một vài nét đặc sắc về dân ca Sán Dìu; giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa dân ca Soọng cô của dân tộc Sán Dìu; hồn trong Soọng cô của người Sán Dìu; Soọng cô, món ăn tinh thần của người Sán Dìu.

Để việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca dân tộc Sán Dìu, các đại biểu đều thống nhất: Cần làm tốt công tác tuyên truyền về bản sắc văn hóa của dân tộc Sán Dìu, làm cho mỗi con người Sán Dìu hiểu và cùng chung tay đóng góp bảo tồn và phát triển; cần có các chủ trương, chính sách đặc thù để bảo tồn văn hóa dân tộc nói chung và bảo tồn dân ca Sán Dìu nói riêng; dạy con em là người dân tộc Sán Dìu nói được tiếng của dân tộc mình, có thể lồng ghép việc dạy tiếng dân tộc vào trong các trường học; chính quyền và các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện để các câu lạc bộ dân ca Sán Dìu phát triển được lớp trẻ tham gia vào câu lạc bộ...

PGS.TS Ngô Quang Sơn phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Ngô Quang Sơn, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc cảm ơn  và ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu. Các ý đóng góp  tại Hội thảo sẽ được Học viện Dân tộc, bổ sung vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Sán Dìu trong đời sống hiện nay.

 

Tiến Đạt