Trích - Báo cáo về nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân
03:28 PM 31/10/2015 | Lượt xem: 4787 In bài viết |Trích - Báo cáo về nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân (1961-1965)
(Báo cáo bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam do đồng chí Nguyễn Duy Trinh trình bày, ngày 7-9-1960)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Tiến dân lên phân bổ hợp lý sức sản xuất.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đi đôi với việc phát triển kinh tế và văn hoá ở miền xuôi, cần ra sức phấn đấu để thay đổi một bước bộ mặt kinh tế và văn hoá ở miền núi, tạo cơ sở vững chắc cho những bước phát triển về sau với quy mô lớn hơn. Cần chuyển một bộ phận lực lượng của Nhà nước và của nhân dân ở miền xuôi lên một số vùng miền núi, xây dựng một số nông trường và lâm trường, một số công trình thuỷ lợi, một số xí nghiệp công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, mở một số trường chuyên nghiệp cần cho việc đào tạo cán bộ, phát triển và củng cố các trục giao thông chính về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ nối thông giữa các vùng, xây dựng các khu vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng một số thành thị ở miền núi. Kết hợp với các công trình do Trung ương xây dựng, các địa phương miền núi cần nắm trọng tâm là ra sức phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, đồng thời tích cực phát triển công nghiệp địa phương, mở mang các đường giao thông địa phương đến các hợp tác xã, mở rộng mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh phát triển các sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Phát triển nông nghiệp
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chăn nuôi: . . . . .
Cần ra sức phát triển chăn nuôi trâu bò, nhất là trâu bò cày, hết sức đẩy mạnh chăn nuôi lợn, coi trọng phát triển chăn nuôi ngựa ở miền núi và phát triển chăn nuôi các loại gia súc khác. Nghề nuôi ong cần được phát triển rộng rãi.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Về trâu bò, lấy chăn nuôi hợp tác xã làm chính, đẩy mạnh phát triển ở các vùng trung du và miền núi, đồng thời vẫn tích cực phát triển ở đồng bằng.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lâm nghiệp: Nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp cần kết hợp chặt chẽ ba mặt: trồng rừng và tu bổ rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng hợp lý nhằm bảo đảm tái sinh rừng kịp với tốc độ khai thác, phát huy tác dụng của rừng trong việc chống bão lụt, chống xói lở, giữ nước ở các đầu nguồn.
Cần kết hợp giữa Nhà nước và hợp tác xã để trồng rừng, vận động trồng cây gây rừng thành phong trào quần chúng...; đẩy mạnh trồng cây trên các đồi trọc và cải tạo rừng để chuẩn bị cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; phát triển trồng các loại cây lâm sản phụ có giá trị cao.
Dựa vào các hợp tác xã ở miền núi đẻ bảo vệ tốt mọi tài nguyên về rừng, thanh toán về căn bản nạn dốt rẫy và lửa rừng.
Cần tích cực xây dựng các lâm trường quốc doanh và giúp đỡ, hướng dẫn các hợp tác xã làm tốt việc khai thác rừng và chế biến lâm sản. Mở rộng kinh doanh lâm nghiệp một cách toàn diện, hết sức chú ý kinh doanh các loại lâm sản phụ; đề cao tiết kiệm trong việc sử dụng gỗ, củi, bài trừ lối khai thác bừa bãi, lãng phí tài nguyên về rừng. Cần mở thêm đường vận xuất và vận chuyển nhằm kinh doanh vào những rừng xa, thực hiện cơ giới hoá việc vận chuyển và chế biến; về chặt hạ và vận xuất, phải tận dụng các phương tiện thủ công, chú ý cải tiến kỹ thuật kéo bằng trâu.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
(Văn kiện của Đảng và Nhà nước về Chính sách Dân tộc (1960-1977), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1978, tr. 14-16.)