Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ: Đưa công nghệ đến với nông dân
05:53 AM 05/06/2010 | Lượt xem: 3180 In bài viết |Nhiều năm nay, người nông dân vùng sâu, xa trong tỉnh Hòa Bình đã biết đến công nghệ dùng chế phẩm EM để sử dụng cải tạo đất, xử lý môi trường, trồng nấm rơm từ tận dụng rơm trên đồng ruộng, sử dụng bếp đun củi cải tiến tiết kiệm năng lượng, giữ rơm khô cho trâu, bò ăn… Để bà con được hưởng những thành tựu đó có sự góp phần của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Năm 2004, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đưa thử nghiệm chế phẩm EM vào trong sản xuất nông nghiệp như ủ phân chuồng triệt tiêu mầm bệnh, tăng độ ẩm. Phun EM lên cây làm giảm sinh vật có hại, kích thích nảy mầm, ra hoa kết trái, đề kháng sâu bệnh trên cây trồng, hoa quả tươi lâu. Phun vào trong đất làm tăng độ ẩm, tăng sinh vật có lợi cho cây trồng. trong xử lý nước, rác thải làm giảm thiểu mùi, xử lý môi trường…. Qua triển khai các mô hình, nhiều bà con nông dân trong tỉnh đã thấy được cái lợi khi dùng chế phẩm này như giá thành rẻ, dễ sử dụng, có lợi cho cây trồng, vật nuôi, phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và hướng tới mục tiêu sản xuất những sản phẩm sạch cung cấp ra thị trường. Đến nay, hầu hết nông dân trong tỉnh đã sử dụng chế phẩm này trong sản xuất nông nghiệp. Chị Nguyễn Thị Thanh, xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn cho biết: Mấy năm nay, gia đình tôi sử dụng chế phẩm EM trong sản xuất nông nghiệp. Qua quá trình sử dụng tôi thấy, sâu bệnh trên cây giảm hẳn so với sử dụng phân tươi. Hoa quả sử dụng chế phẩm được bảo quản được lâu hơn.
Những năm trước, bà con trong tỉnh có thói quen khi gặt lúa xong thường bở rơm rạ ngoài đồng hoặc đốt. Việc này vừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Để người nông dân tận dụng rơm, rạ thừa trên đồng ruộng, Trung tâm đã ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm. Nghề này đã đem lại việc làm và thu nhập thường xuyên cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong và Kim Bôi. Vào mùa đông, người chăn nuôi gia súc gặp khó khăn nhất là thức ăn. Cũng từ rơm rạ thừa trên đồng ruộng, Trung tâm đã chuyển giao cho nhiều hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa cách ủ thức ăn cho trâu, bò để sử dụng trong mùa đông. Khi được học những kỹ thuật này, nhiều hộ gia đình đã ứng dụng và tận dụng hết những rơm rạ thừa.
Từ năm 2005, Trung tâm đã triển khai ứng dụng sản xuất rau và hoa chất lượng cao. Đến nay, nhiều hộ nông dân ở thành phố Hòa Bình, huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn đã được chuyển giao kỹ thuật và cho thu nhập cho thu nhập cao gấp 10 lần cây trồng khác. Qua nghiên cứu và thử nghiệm vùng khí hậu đặc thù trung tâm đã triển khai trồng rau su su lấy ngọn tại xã Ba Khan, huyện Mai Châu và xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc. Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng khoai tây vụ xuân ở một số xã huyện Tân Lạc cho thu nhập cao hơn trồng lúa. Bằng phương pháp ghép, Trung tâm dần phục tráng được giống quýt cổ tại xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc. Phục tráng, cải tạo giống mận, hồng, đào tại hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu.
Ông Trần Đình Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cho biết: Trong thời gian tới, để bà con nông dân sử dụng phân bón sạch, không ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ phù hợp với bà con miền núi, chúng tôi đã và đang xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh tại khu 8, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Dự kiến, đến cuối năm 2011 nhà máy sẽ sản xuất sản phẩm đầu tiên với công suất khoảng 15 nghìn tấn/ năm. Cũng từ năm 2009, để lưu giữ, bảo tồn những gen quý, Trung tâm đã xây dựng vườn cây mẹ ăn quả với các giống xoài thái ăn xanh, nhãn chín muộn, vải chín sớm… tạo điều kiện cho bà con hướng đến nền sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.
Những năm trước, bà con trong tỉnh có thói quen khi gặt lúa xong thường bở rơm rạ ngoài đồng hoặc đốt. Việc này vừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Để người nông dân tận dụng rơm, rạ thừa trên đồng ruộng, Trung tâm đã ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm. Nghề này đã đem lại việc làm và thu nhập thường xuyên cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong và Kim Bôi. Vào mùa đông, người chăn nuôi gia súc gặp khó khăn nhất là thức ăn. Cũng từ rơm rạ thừa trên đồng ruộng, Trung tâm đã chuyển giao cho nhiều hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa cách ủ thức ăn cho trâu, bò để sử dụng trong mùa đông. Khi được học những kỹ thuật này, nhiều hộ gia đình đã ứng dụng và tận dụng hết những rơm rạ thừa.
Từ năm 2005, Trung tâm đã triển khai ứng dụng sản xuất rau và hoa chất lượng cao. Đến nay, nhiều hộ nông dân ở thành phố Hòa Bình, huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn đã được chuyển giao kỹ thuật và cho thu nhập cho thu nhập cao gấp 10 lần cây trồng khác. Qua nghiên cứu và thử nghiệm vùng khí hậu đặc thù trung tâm đã triển khai trồng rau su su lấy ngọn tại xã Ba Khan, huyện Mai Châu và xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc. Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng khoai tây vụ xuân ở một số xã huyện Tân Lạc cho thu nhập cao hơn trồng lúa. Bằng phương pháp ghép, Trung tâm dần phục tráng được giống quýt cổ tại xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc. Phục tráng, cải tạo giống mận, hồng, đào tại hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu.
Ông Trần Đình Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cho biết: Trong thời gian tới, để bà con nông dân sử dụng phân bón sạch, không ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ phù hợp với bà con miền núi, chúng tôi đã và đang xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh tại khu 8, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Dự kiến, đến cuối năm 2011 nhà máy sẽ sản xuất sản phẩm đầu tiên với công suất khoảng 15 nghìn tấn/ năm. Cũng từ năm 2009, để lưu giữ, bảo tồn những gen quý, Trung tâm đã xây dựng vườn cây mẹ ăn quả với các giống xoài thái ăn xanh, nhãn chín muộn, vải chín sớm… tạo điều kiện cho bà con hướng đến nền sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.
Việt Lâm (Theo Báo Hòa Bình)
Tin khác