Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Bắc Mê

10:26 AM 20/10/2010 |   Lượt xem: 2342 |   In bài viết | 

Do vậy, những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành huyện Bắc Mê đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Theo số liệu thống kê của phòng LĐ-TB&XH huyện Bắc Mê, tính tới thời điểm 30.9, trên địa bàn huyện có 25.478người trong độ tuổi lao động, trong đó số có nhu cầu đào tạo nghề là 1702 người. Phần lớn lực lượng lao động này tập trung ở khu vực nông thôn với trình độ kỹ thuật hạn chế, lao động thủ công là chính và năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển.

Ông Phan Dương Cầm, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH cho biết: Xác định đào tạo nghề là một trong những nội dung chủ yếu để giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua huyện Bắc Mê đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển.

Cùng với việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, gắn dậy nghề với nhu cầu việc làm, có chế độ khuyến khích người học nhằm từng bước nâng cao đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Trong quá trình triển khai hoạt động đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, huyện Bắc Mê đã coi trọng đến đối tượng, ngành nghề đào tạo hợp lý. Cụ thể là đẩy mạnh đào tạo nghề trong sản xuất nông nghiệp, nghề phụ, nghề truyền thống. Ngoài ra, để nắm được thực trạng sử dụng lao động và nhu cầu nguồn lực theo cơ chế nghề của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, huyện đã tổ chức đi khảo sát, thống kê lực lượng lao động và nhu cầu lao động còn thiếu và yếu. Để từ đó, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa các ngành nghề, nhằm tạo việc làm mới cho người lao động và xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với cơ cấu ngành nghề lao động tại địa phương.

Trong 9 tháng đầu năm, toàn huyện Bắc Mê đã tổ chức được 13 lớp đào tạo nghề cho 381 học viên, tập trung đào tạo các nghề như: chăn nuôi thú y, điện dân dụng, rệt thổ cẩm, tin học, lái xe ô tô...Qua các lớp dạy nghề nhiều học viên đã mạnh dạn áp dụng kiến thức KH-KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất để tạo việc làm cho chính mình cũng như nhiều lao động khác, do vậy hiệu suất lao động nâng lên, mức thu nhập, đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện tăng lên. Đặc biệt, thông qua các ban ngành, đoàn thể số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.

Đi đôi với việc đào tạo nghề, thì công tác giải quyết việc làm cũng được huyện Bắc Mê quan tâm đẩy mạnh. Bằng việc chú trọng phát triển CN-TTCN, phát triển nghề phụ, nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.Ngoài ra, huyện Bắc Mê còn tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, phát triển các mô hình phát triển kinh tế VAC... Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo các địa phương phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức rà soát, phân loại các đối tượng nghèo để có chính sách hỗ trợ hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống cho nhân dân. Nhờ sự cố gắng nỗ lực cao của các cấp, ngành cùng với những giải pháp hiệu quả trên, trung bình mỗi năm, huyện Bắc Mê đã giải quyết việc làm mới và làm thêm cho gần 2000 lao động.

Có thể khẳng định, việc quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm là một chủ trương đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền huyện Bắc Mê. Trong thời gian tới, huyện Bắc Mê sẽ tiếp tục khai thác và kết hợp các hình thức đào tạo nghề tại chỗ và liên kết đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. Đồng thời huyện tiếp tục mời các doanh nghiệp có uy tín về địa phương tuyển dụng lao động, tạo thuận lợi để nhân dân được lựa chọn ngành nghề, công việc phù hợp, giúp người lao động có việc làm, có thu nhập cao và ổn đinh đời sống một cách bền vững.

Hà Giang (Nguồn: kinhtenongthon.com)