Quyết định trên của EU dự kiến sẽ chính thức được thông qua vào cuối tháng 1. Mỹ, quốc gia mới ban hành lệnh trừng phạt về tài chính với Iran, cũng hoan nghênh quyết định của EU.
BBC dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Alain Juppe, cho biết "cuộc họp các bộ trưởng Ngoại giao EU sẽ diễn ra vào ngày 30/1, và chúng tôi hy vọng sẽ ra quyết định chính thức cấm nhập khẩu xăng dầu từ Iran".
"Chúng tôi đã phải trấn an một số đối tác châu Âu đang nhập khẩu dầu mỏ của Iran rằng chúng tôi sẽ cung cấp cho họ những sản phẩm thay thế", Juppe nói.
Còn phía Mỹ cho biết, nước này mong muốn không chỉ là các đồng minh và đối tác thân cận như EU phối hợp với Mỹ trong việc trừng phạt Iran mà là nhiều quốc gia khác nữa, và "phải thắt chặt thòng lọng đối với nền kinh tế Iran", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland, phát biểu.
Nhưng Iran vẫn phớt lờ các mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt mới và bác bỏ những cáo buộc của phương tây rằng nước này đang phát triển chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân.
Iran cũng phủ nhận việc đồng Rian mất giá đến mức kỷ lục trong tuần này có liên quan đến đạo luật mới của Mỹ. Washington đã đưa ra các biện pháp trừng phạt các các doanh nghiệp có giao dịch với ngân hàng trung ương Iran.
Theo BBC, thu nhập của Iran hơn một nửa là xuất phát từ dầu mỏ. Nếu EU ngừng mua dầu mỏ, Iran sẽ phải chuyển hướng sang các nước châu Á để bù đắp, nhưng các nước châu Á thường sẽ mua với giá thấp.
Hiện sản lượng dầu mà Iran cung cấp cho EU chiếm 17% tổng sản lượng mà khối nhập khẩu. Mỹ thì duy trì lệnh cấm vận lâu dài và đã ngăn chặn hầu hết những quan hệ thương mại với Iran.
Tháng 11/2011, Mỹ, Anh và Canada đã áp đặt một lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran vì theo bản báo cáo của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc (IAEA), Iran đã tiến hành thử nghiệm có thể liên quan đến việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã thông qua bốn lệnh trừng phạt bao gồm cấm cung cấp vũ khí hạng nặng và các công nghệ hạt nhân cho Iran, cấm Iran xuất khẩu quân sự, đóng băng các tài khoản của các công ty và nhân vật quan trọng của Iran, khi nước này từ chối ngừng việc làm giàu uranium, quá trình có thể sản xuất được vũ khí hạt nhân.
Nhưng Iran tỏ ra không quan tâm đến lời cảnh cáo của các nước và Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc vì 2 trong số 5 nước của Hội đồng bảo an là Nga và Trung Quốc không ủng hộ lệnh cấm vận Iran.
Thời gian gần đây, tình hình tại Iran càng trở nên căng thẳng hơn, khi quốc gia này liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận và thử hàng loạt tên lửa tại eo biển Hormuz, con đường huyết mạch của vận chuyển dầu mỏ thế giới. Tehran cũng tuyên bố đã tiến hành diễn tập việc đóng cửa eo biển Hormuz, dù trên thực tế không có ý định này.
BBC dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Alain Juppe, cho biết "cuộc họp các bộ trưởng Ngoại giao EU sẽ diễn ra vào ngày 30/1, và chúng tôi hy vọng sẽ ra quyết định chính thức cấm nhập khẩu xăng dầu từ Iran".
"Chúng tôi đã phải trấn an một số đối tác châu Âu đang nhập khẩu dầu mỏ của Iran rằng chúng tôi sẽ cung cấp cho họ những sản phẩm thay thế", Juppe nói.
Còn phía Mỹ cho biết, nước này mong muốn không chỉ là các đồng minh và đối tác thân cận như EU phối hợp với Mỹ trong việc trừng phạt Iran mà là nhiều quốc gia khác nữa, và "phải thắt chặt thòng lọng đối với nền kinh tế Iran", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland, phát biểu.
Nhưng Iran vẫn phớt lờ các mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt mới và bác bỏ những cáo buộc của phương tây rằng nước này đang phát triển chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân.
Iran cũng phủ nhận việc đồng Rian mất giá đến mức kỷ lục trong tuần này có liên quan đến đạo luật mới của Mỹ. Washington đã đưa ra các biện pháp trừng phạt các các doanh nghiệp có giao dịch với ngân hàng trung ương Iran.
Theo BBC, thu nhập của Iran hơn một nửa là xuất phát từ dầu mỏ. Nếu EU ngừng mua dầu mỏ, Iran sẽ phải chuyển hướng sang các nước châu Á để bù đắp, nhưng các nước châu Á thường sẽ mua với giá thấp.
Hiện sản lượng dầu mà Iran cung cấp cho EU chiếm 17% tổng sản lượng mà khối nhập khẩu. Mỹ thì duy trì lệnh cấm vận lâu dài và đã ngăn chặn hầu hết những quan hệ thương mại với Iran.
Tháng 11/2011, Mỹ, Anh và Canada đã áp đặt một lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran vì theo bản báo cáo của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc (IAEA), Iran đã tiến hành thử nghiệm có thể liên quan đến việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã thông qua bốn lệnh trừng phạt bao gồm cấm cung cấp vũ khí hạng nặng và các công nghệ hạt nhân cho Iran, cấm Iran xuất khẩu quân sự, đóng băng các tài khoản của các công ty và nhân vật quan trọng của Iran, khi nước này từ chối ngừng việc làm giàu uranium, quá trình có thể sản xuất được vũ khí hạt nhân.
Nhưng Iran tỏ ra không quan tâm đến lời cảnh cáo của các nước và Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc vì 2 trong số 5 nước của Hội đồng bảo an là Nga và Trung Quốc không ủng hộ lệnh cấm vận Iran.
Thời gian gần đây, tình hình tại Iran càng trở nên căng thẳng hơn, khi quốc gia này liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận và thử hàng loạt tên lửa tại eo biển Hormuz, con đường huyết mạch của vận chuyển dầu mỏ thế giới. Tehran cũng tuyên bố đã tiến hành diễn tập việc đóng cửa eo biển Hormuz, dù trên thực tế không có ý định này.
Hoàng Lộc (Theo: vnexpress.net)