Công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên

02:39 AM 14/09/2012 |   Lượt xem: 2574 |   In bài viết | 

Trên cơ sở đó, các tỉnh Tây Nguyên đã ban hành các chủ trương, chính sách về quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức cơ sở là người dân tộc thiểu số như: Chỉ thị số 19- CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về công tác này, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/01/2005 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về quy hoạch, sử dụng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số...

Từ các chủ trương trên, các địa phương đã xây dựng quy hoạch, xác định tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số trong cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (tổng nguồn quy hoạch lãnh đạo chủ chốt cấp xã gồm lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể là 2.031 lượt cán bộ, trong đó cán bộ là người dân tộc thiểu số chiếm 61,97%, quy hoạch cấp ủy cấp xã được xây dụng cho 97/97 xã, phường, thị trấn; tỉnh Gia Lai quy hoạch cấp ủy cơ sở chiếm từ 10- 15%, UBND cấp cơ sở chiếm 15-20%;  tỉnh Đắk Lắk quy định cấp cơ sở nói chung đạt 15% trở lên, trong đó cấp ủy xã, phường, thị trấn đạt 23% trở lên...).

Theo quy hoạch cụ thể được xây dựng, các địa phương áp dụng nhiều hình thức tạo nguồn để cử đi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại chỗ để bố trí vào bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở. Giai đoạn đầu (2003-2004), các địa phương lựa chọn thanh niên người dân tộc thiểu số hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đang sinh sống tại địa phương đưa đi bổi dưỡng kiến thức văn hóa, lý luận chính trị - hành chính, chuyên môn nghiệp vụ để bổ sung vào đội ngũ. Lựa chọn học sinh người dân tộc thiểu số tốt nghiệp trung học phổ thông để cử tuyển đào tạo trung cấp chuvên nghiệp, cao đẳng, đại học. Xét tuyển ưu tiên cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu sổ đang công tác còn thiếu tiêu chuẩn hoặc đã đủ tiêu chuẩn nhưng cần đào tạo trình độ cao hơn về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ. Với cán bộ, công chức chưa đảm bảo chuẩn vể học vấn thì vừa đào tạo văn hóa vừa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng công tác.

Trong sử dụng nguồn nhân lực, các địa phương ưu tiên xét tuyển, thi tuyển, bố trí sử dụng đối với người dân tộc thiểu số so với đối tượng khác (tỉnh Gia Lai quy định rõ nếu đào tạo đúng ngành nghề thì phải sử dụng hết hoặc ưu tiên bổ nhiệm vị trí chủ chốt cấp xã đối với cán bộ  nữ công chức là người dân tộc thiểu số).

Cho đến nay, tỉnh Gia Lai đã đào tạo cao cấp chính trị cho 374 cán bộ người dân tộc thiểu số cấp cơ sở và 163 cán bộ người dân tộc thiểu số phụ trách đoàn thế cơ sở, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những đối tượng này. Từ 2003 đến nay, cử tuyển được 480 học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung cấp, cao đẳng, đại học để bổ sung nguồn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (với nguồn này địa phương quy hoạch đào tạo theo địa chỉ và quy định phải bố trí sử dụng hết sau tốt nghiệp).

Tỉnh Đắk Lắk cử tuyển 396 học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung cấp, cao đẳng, đại học các ngành nông lâm, hành chính, trung cấp quân sự (từ 2003 đến nay đã quy hoạch, đào tạo, sử dụng 2.843 người là người dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh).

Tỉnh Lâm Đồng ưu tiên cử 1.274 cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số đi đào tạo bồi dưỡng trình độ trung cấp lý luận chính trị, trung cấp chuyên môn, bồi dưỡng theo vị trí chức danh; cử tuyển 180 học sinh người dân tộc tốt nghiệp trung học phổ thông đi học đại học, bố trí được 81 em học đúng chuyên ngành.

Tỉnh Đắk Nông cử tuyển được 347 học sinh người dân tộc thiểu số học cao đẳng, đại học và bố trí sử dụng 78 học sinh ra trường đúng chuyên ngành; riêng năm 2011 cử tuyển được 117 học sinh người dân tộc thiểu số đi đào tạo.

Nhìn chung, việc tổ chức xây dựng quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng nguồn cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại cơ sở đã được các tỉnh Tây Nguyên quan tâm và tích cực thực hiện. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của các địa phương miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiểu khó khăn, mặt bằng dân trí hạn chế nên số lượng học sinh đủ trình độ văn hóa để cử đi đào tạo chưa nhiều; một số chính sách như tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp  xã còn bất cập nên một số học sinh sau khi tốt nghiệp đã không trở về địa phương công tác. Đối với nguồn cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đang công tác còn hạn chế về học vấn, tuổi cao, chính sách tinh giản biên chế trước đây lại không áp dụng cho cán bộ, công chức cấp xã nên việc chuẩn hóa theo chức danh có rất nhiều khó khăn.

Những hạn chế, cản trở trên đòi hỏi cần có thời gian cũng như kiên trì quyết tâm tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về chính sách để tăng nhanh số lượng, chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại chỗ tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nhằm triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ tại chỗ, đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các tỉnh Tây Nguyên sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp như: Chú trọng tới việc chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp cơ sở; Tập trung nghiên cứu, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở một cách toàn diện, khoa học, hợp lý để từ đó xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán một cách phù hợp, hiệu quả nhất; Lựa chọn lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng gắn với công việc mà cán bộ, công chức cơ sở đang đảm nhiệm nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, tránh hiện tượng đủ tiêu chuẩn chính trị nhưng lại không được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; Tăng cường đầu tư đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức địa phương; Có chế độ, chính sách cho số cán bộ, công chức cao tuổi, không đủ tiêu chuẩn, hết khả năng đào tạo về nghỉ; Ban hành chính sách, chế độ kinh phí hỗ trợ riêng đối với cán bộ, công chức DTTS khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, chính sách tiền lương và phụ cấp phù hợp và có đề án thu hút sinh viên DTTS tốt nghiệp các trường về công tác ở cơ sở.

 

Phước An