Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
05:03 AM 09/07/2014 | Lượt xem: 3325 In bài viết |Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, bao gồm: Trách nhiệm truyền tin, tần suất, thời lượng phát tin, mạng lưới, thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai; huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống thiên tai và cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Đài Truyền hình Việt Nam,
Đài Tiếng nói Việt Nam có trách nhiệm phát các văn bản chỉ đạo ứng phó thiên tai
của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy
ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn trên sóng truyền hình và phát thanh. UBND các cấp
chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phổ biến kịp thời và chính xác các văn bản chỉ
đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên và cùng cấp trên địa bàn. Các Bộ,
cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống thông tin chuyên ngành để phát
thông tin có liên quan đến phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực quản lý.
Theo Nghị định, rủi ro thiên tai được phân thành 5 cấp tăng dần về mức độ rủi ro gồm: cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai). Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phải phát văn bản chỉ đạo ứng phó thiên tai ngay sau khi nhận được và phát lại với tần suất tối thiểu 3 giờ/lần đối với thiên tai cấp độ 3, tối thiểu 1 giờ/lần đối với thiên tai cấp độ 4, cấp độ 5 cho đến khi có văn bản chỉ đạo mới hoặc hoạt động ứng phó thiên tai đã được thực hiện hoặc diễn biến thiên tai đã thay đổi không còn ảnh hưởng.
Về huy động và phân bổ nguồn lực hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, Nghị định
có nêu: UBND các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và các
nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn. Chủ tịch
UBND cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm bố trí nguồn lực
để khắc phục thiên tai. Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên
tai tổng hợp thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, đề xuất Thủ tướng quyết định sử dụng dự
phòng ngân sách trung ương, vật tư, trang thiết bị, phương tiện và hàng hóa để
hỗ trợ các địa phương.
Chậm nhất 30 ngày kể từ khi nhận được nguồn hỗ trợ, cứu trợ thiên tai, UBND cấp
tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm báo cáo
bằng văn bản với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; và với Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiếp nhận,
phân bổ, sử dụng nguồn hỗ trợ, cứu trợ...
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/8/2014. Nghị định này thay thế Nghị định số 08/2006/NĐ-CP, ngày 16/01/2006 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24/8/2000 và Nghị định số
14/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương./.
T. L