Kết quả tìm kiếm theo từ khóa
03:43 14/03/2011
Những năm gần đây với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước cùng sự vào cuộc của các bộ, ngành, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng Tây Nguyên đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Qua đó, góp phần tích cực nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và hội nhập với sự phát triển chung của cả nước.
03:26 14/03/2011
Mặc dù chịu tác động của thời gian và sự phát triển của cuộc sống hiện đại, nhưng dân tộc Brâu- (Thuộc 5 dân tộc ít người nhất Việt Nam) hiện vẫn duy trì được một số lễ hội truyền thống như: lễ mừng nhà rông mới, cúng mùa gieo trồng, mừng lúa về kho...
03:03 14/03/2011
Theo đánh giá của Tỉnh uỷ Đắk Lắk, đến nay, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
02:31 10/03/2011
Trồng lanh lấy sợi, dệt vải được coi là một nghề có những nét đẹp riêng trong đời sống của người phụ nữ dân tộc Mông ở Sơn La. Tấm vải với nét hoa văn độc đáo, được vẽ lên đó bởi đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Với họ, tấm vải lanh là một vật thể thiêng liêng, mang đậm giá trị tinh thần to lớn.
02:30 10/03/2011
Nghệ An có 5 dân tộc anh em cùng chung sống (Thái, Thổ, Mông, Khơ-mú, Ơ-đu). Đời sống sinh hoạt âm nhạc dân gian các dân tộc thiểu số nơi đây bao gồm: âm nhạc gắn liền với vòng đời, với tập tục tín ngưỡng và các lễ hội truyền thống. Âm nhạc dân gian có mặt trong cộng đồng người DTTS tỉnh Nghệ An trong mọi không gian, thời gian. Đồng bào mượn âm nhạc để thổ lộ tình cảm, giãi bày tâm sự, nhắn nhủ, khuyên răn hoặc dè bỉu, phê phán để con người sống tốt hơn, yêu thương gắn bó với nhau hơn, để thôn bản ngày một tươi đẹp hơn..
02:22 10/03/2011
Từ xa xưa, người Mường Bi (Hòa Bình) vẫn thường dựa vào thiên nhiên, núi rừng để sinh sống. Do vậy nguồn lương thực, thực phẩm của đồng bào dân tộc Mường không chỉ có lúa gạo, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm trong vườn nhà mà còn có cả những sản phẩm từ núi rừng ban tặng.
02:06 08/03/2011
Trò chơi dân gian các dân tộc là một trong những kho tàng của di sản văn hoá, là sản phẩm mang tính chất vận động và tinh thần xuất phát từ LĐ SX, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và được lưu truyền bằng miệng, truyền tay, được trình diễn, thi đấu.
08:57 03/03/2011
Chúng tôi đến xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào một ngày đầu xuân năm 2011, sau khi vượt qua quãng đường hơn 700km từ thủ đô Hà Nội. Mặc dù nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé và được thụ hưởng các chính sách của nhiều chương trình như 134, 135 giai đoạn II; 167; 30a, 661… nhưng cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ nơi đây vẫn vô cùng khó khăn
08:55 03/03/2011
Hưởng ứng chương trình du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào Cai năm 2011, ngày 27/2/2011, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn đã tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Mông năm 2011.
08:54 03/03/2011
Cũng như bao dân tộc thiểu số sống tập trung ở các vùng núi cao Tây Bắc khác, bà con dân tộc Mông ở hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có rất nhiều nghề thủ công truyền thống như nghề rèn, thêu thổ cẩm, vẽ tranh sáp ong… Không thể kể đến những nghề truyền thống của người dân tộc Mông nơi đây mà không nói đến nghề làm giấy giang. Đó là một nghề truyền thống đã được cha truyền con nối của đồng bào người Mông từ bao đời nay và ngày nay đang là nghề làm giàu cho không ít bà con.