Kết quả tìm kiếm theo từ khóa
03:18 08/11/2010
Chúng tôi thực sự ấn tượng với câu nói của một đồng chí lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh rằng: Chính sách Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào các dân tộc Điện Biên những năm gần đây nhiều như lá rừng. Điều đó thể hiện, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, đồng bào các dân tộc luôn được quan tâm đúng mức. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến Chương trình 135/CP. Với nguồn kinh phí hàng trăm tỷ đồng mỗi năm đầu tư cho các hợp phần đã giúp 100% đối tượng thuộc diện 135/CP được thụ hưởng các chương trình, dự án, từng bước ổn định cuộc sống...
03:18 08/11/2010
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có 345 trường học với 4.971 phòng học, trong đó 4.748 phòng được xây dựng kiên cố, chiếm 95,5%, trong đó hệ thống giáo dục mầm non có 962 phòng, các trường tiểu học có 2.483 phòng, trung học cơ sở có 1.096 phòng và trường trung học phổ thông có 430 phòng. Hiện không còn tình trạng lớp học ca 3.
03:18 08/11/2010
Huyện Văn Chấn đã có bản định cư của ngườiMông ở thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh và nay là bản Bu Cao, xã Suối Bu.Các bản định cư đều có chất lượng cuộc sống đi lên nhờ sự đầu tư củaNhà nước và sự nỗ lực của mỗi người dân. Thiết nghĩ, mô hình này cầnđược nhân rộng trong vùng đồng bào Mông không chỉ riêng ở Văn Chấn,nhất là những nơi đồng bào còn ở phân tán trên núi cao.
10:10 04/11/2010
Nhiệt tình, say mê truyền nghề rèn cho lớp con em Cơtu trong suốt gần 5 năm nay, ông Bh’riu Bhưih (sinh 1964), ở thôn Bhờ Hôồng 1, xã Sông Kôn, được người dân huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam suy tôn là nghệ nhân rèn tài hoa giữa đại ngàn Trường Sơn.
10:07 04/11/2010
Hình thành từ năm 2002, cơ sở Thổ cẩm K’Long (thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) là nơi đào tạo và duy trì nghề dệt truyền thống của bà con dân tộc Cơ-ho ở địa phương. Đây cũng là nơi cung cấp sản phẩm thổ cẩm cho bà con DTTS cũng như học sinh các trường dân tộc nội trú. Năm 2007, cơ sở đã phát triển lên thành Công ty TNHH Dệt may thổ cẩm K’Long.
08:55 04/11/2010
Là người con của dân tộc Khơ-mú, khi mới mười sáu tuổi, với khát vọng đi tìm miền đất hứa, bà đã trốn nhà đi bộ 3 ngày trời để tìm cái chữ và trở thành người phụ nữ có “trình độ học vấn” cao nhất bản Phiêng Khá lúc bây giờ. Nhiều năm liền làm Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Mai Sơn (Sơn La), bà không những tích cực vận động bà con thôn bản từ bỏ trồng cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo mà còn nhận 5 đứa trẻ lang thang cơ nhỡ về nuôi dưỡng, cho chúng ăn học trưởng thành. Bà là Lò Thị Phanh, ở Tiểu khu 15, thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn).
01:59 04/11/2010
Mùa lúa năm nay, vì có Tuần lễ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang nên người khắp nơi cùng đổ về như nêm. Suốt theo tuyến quốc lộ 32 từ ngã ba Kim qua Chế Cu Nha hay lên La Pán Tẩn… hàng trăm tay máy thi nhau lựa chọn những khuôn hình ưng ý nhất của ruộng bậc thang.
10:52 03/11/2010
Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Đức Cơ, Gia Lai đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV (nhiệm kỳ 2005-2010). Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng huyện thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh vào năm 2015 và đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV trong chuỗi đô thị đã được quy hoạch trên tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia.
10:50 03/11/2010
Từ thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh) vượt đoạn đường dài 30 km chúng tôi đến bản Rào Tre (xã Hương Liên) nơi sinh sống của đồng bào Mã Liềng thuộc nhóm dân tộc Chứt. Đường vào bản không còn chia cắt bởi sông Ngàn Sâu cuồn cuộn chảy mà thay vào đó là cầu bê tông, đường nhựa. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi thấy các ngôi nhà đều được lợp mái ngói đỏ tươi, nhà nào cũng chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà có điện thắp sáng, thỉnh thoảng còn nghe cả tiếng ti vi, tiếng đài vang lên. Cuộc sống của người Mã Liềng đã hoàn toàn thay đổi. Cái đói, cái nghèo không còn đeo bám nữa. Người Mã Liềng có được cuộc sống như ngày hôm nay là do những nỗ lực cố gắng của bà con và công lao của các chiến sĩ bộ đội Đồn Biên phòng 575 Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã đưa cuộc sống của bà con nơi đây hòa nhập với cộng đồng.
10:48 03/11/2010
Tân Phú là huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai có 17 dân tộc thiểu số sinh sống với 12.342 nhân khẩu, chiếm 7,2% dân số toàn huyện, trong đó số hộ nghèo chiếm 43%. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường giao thông, đập thủy lợi, đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, khuyến cư để tạo điều kiện cho đồng bào ổn định và nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần.