03:43 AM 13/10/2010  Lượt xem: 2105
Đến nay nhiều trường lớp ở trung tâm xã đã được xây mới, hoặc sửa chữa khang trang hơn; 100% các làng đều có điểm trường bằng nhà xây, không còn trường học tạm bợ. Điểm trường làng Keo-một trong những làng xa nhất của xã Ayun, trước đây rất tạm bợ, làm bằng gỗ ván, mái lợp tôn, không đủ che mưa nắng cho học sinh. Năm 2008, từ các chương trình dự án giáo dục, trường đã được xây dựng, phục vụ cho con em dân làng. Các điều kiện phục vụ nơi ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh và thầy- cô giáo tốt hơn nhiều. Hiện toàn xã có 3 trường từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở, với 60 phòng. Trong đó có 37 phòng học, 11 nhà ở giáo viên, 7 nhà ở học sinh, còn lại là nhà làm việc của Ban Giám hiệu, đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn xã.
 03:24 AM 13/10/2010  Lượt xem: 2223
Một tuần 4 buổi tối, ngày nắng cũng như ngày mưa, tại Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro (xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đều sáng đèn. Tại đây, 3 năm qua, lớp xóa mù chữ cho phụ nữ dân tộc được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tổ chức. Cùng với sự tận tụy của "cô giáo", là những "học trò" chăm chỉ, chịu khó...
 03:17 AM 12/10/2010  Lượt xem: 2714
Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng những năm gần đây, một số địa phương ở tỉnh Bắc Cạn đã huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh vùng cao, gọi là nhà bán trú dân nuôi. Thực tế, mô hình nhà bán trú dân nuôi đã phát huy hiệu quả tích cực, học sinh không bỏ học, kết quả giáo dục cũng được nâng lên.
 03:17 AM 12/10/2010  Lượt xem: 2181
Để đưa được con chữ đến với học sinh vùng cao vùng xa xôi hẻo lánh là cả một quá trình nhọc nhằn gian nan, là cả sự nỗ lực, hi sinh thầm lặng, tự nguyện của nhiều thầy, cô giáo, với tình yêu nghề không toan tính, tất cả chỉ vì tương lai của những đứa trẻ vùng cao.
 09:47 AM 03/10/2010  Lượt xem: 2459
Cách đây vài năm, khi nói về Trường THCS Tân Phước Hưng (xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp), người ta thường hay nhắc đó là ngôi trường nằm trên địa bàn xã khó khăn, là trường thuộc vùng sâu, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, học sinh bỏ học nhiều… Còn bây giờ thì người ta lại xem trường đó là một điển hình về công tác xã hội hóa giáo dục cần được nhân rộng.
 03:49 AM 01/10/2010  Lượt xem: 2649
Tiếp chúng tôi khi bộn bề công việc phải giải quyết, khi thì điều hành công tác chuyên môn của Khoa, khi thì tiếp và đón nhận cơ sở vật chất do các nhà hảo tâm tài trợ cho bếp ăn từ thiện... dường như chị ít có được giây phút nghỉ ngơi thật sự. Lúc nào chị cũng cuốn mình theo những công việc, trách nhiệm mà người thầy thuốc phải chu toàn - Chị là bác sĩ, thầy thuốc ưu tú An Na Hnhem, Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII và IX, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, phụ trách bếp ăn từ thiện - Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.
 02:26 AM 01/10/2010  Lượt xem: 2672
Dạy tiếng dân tộc thiểu số (TDTTS) trong trường học không chỉ trang bị cho học sinh năng lực về tiếng mẹ đẻ mà còn hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức, cố gắng học tập, tích cực đến trường và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng vùng dân tộc thiểu số ổn định và phát triển. Ðiều đó đòi hỏi trong giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) cần có những giải pháp thích hợp trong dạy và học TDTTS.
 03:32 AM 29/09/2010  Lượt xem: 2390
Hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp sức cho em đến trường”, thời gian qua có khá nhiều tổ chức, cá nhân đã quan tâm đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên toàn tỉnh Gia Lai và đặc biệt là các em học sinh bán trú xã Krong…
 03:32 AM 29/09/2010  Lượt xem: 2178
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển các Dân tộc thiểu số và Miền núi, thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa hỗ trợ cặp, sách giáo khoa và vở viết cho học sinh toàn trường tiểu học Xuân Lộc, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa nhân dịp các em khai giảng năm học mới.