10:25 AM 20/10/2010  Lượt xem: 2336
Nghệ sĩ Kim Nu Phiếp sinh ra trong gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha anh là nghệ nhân Kim Kinh nổi tiếng trong vùng nên tinh thần say mê văn nghệ đã thấm vào người Kim Nu Phiếp từ tấm bé. Từ sự chỉ dạy của cha, Kim Nu Phiếp đã làm quen với đàn cò, đàn tranh và trau chuốc tiếng hát của mình để phục vụ bà con trong phum sóc. Theo thời gian, các loại nhạc cụ ngũ âm truyền thống của đồng bào Khmer đã được anh chơi khá điêu luyện. Anh Phiếp cho biết: “Sau khi cha tôi mất, phong trào văn nghệ tại địa phương cũng mai một dần. Vì thế, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm giữ gìn hồn âm nhạc dân tộc, phải tập hợp những người có tinh thần yêu văn nghệ để tập luyện, biểu diễn phục vụ bà con”.

 03:40 AM 19/10/2010  Lượt xem: 2088
Đã thành thông lệ, cứ độ cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch hằng năm, khi những cánh đồng tràn ngập một màu vàng óng của lúa chín. Khắp các bản làng của người Tày lại rộn rã tiếng giã gạo làm cốm, làm khẩu rang chuẩn bị cho lễ "ăn cơm mới" - một nghi lễ nông nghiệp truyền thống, một nét văn hóa độc đáo của người Tày Bắc Hà.

 03:39 AM 19/10/2010  Lượt xem: 7059
GiaLai là tỉnh miền núi thuộc Bắc cao nguyên trung phần Việt Nam, phía Bắc giáp với KonTum, phía Nam giáp với Đắk Lắk, phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và phía Tây giáp với Campuchia với 90 Km đường biên giới.

 03:58 AM 15/10/2010  Lượt xem: 2153
Tết Ka Tê năm nay diễn ra trong không khí cả nước đang hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Cùng vui Tết Ka Tê cùng với đồng bào Chăm thôn 3 (thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) được tận mắt chứng kiến cảnh vui nhộn đón tết của đồng bào Chăm và những đổi thay trong đời sống -xã hội.

 10:54 AM 13/10/2010  Lượt xem: 4713
Giống như nhiều dân tộc khác, phụ nữ Mông đeo trang sức để làm đẹp và thể hiện những thông điệp liên quan đến cuộc sống riêng tư. Trang sức của họ thường được tạo ra từ các chất liệu: bạc, nhôm, đồng, thiếc... với các nét họa tiết dân gian sinh động và không giống với các kiểu trang sức của các dân tộc khác.

 10:51 AM 13/10/2010  Lượt xem: 2319
Mường Vang nằm trong vùng địa – văn hoá nổi tiếng của tỉnh Hoà Bình (Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động), nơi đây lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp dân tộc Mường. Từ mái nhà cổ xưa, nét độc đáo của trang phục đến ngôn ngữ Mường, những làn điệu dân ca, âm thanh trầm hùng của các dàn cồng chiêng, trống đồng, những áng mo, sử thi chân thực và huyền thoại….Những phong tục, tập quán và những nét văn hoá đặc sắc này cho đến nay vẫn được người Mường Vang gìn giữ và phát huy.

 10:45 AM 13/10/2010  Lượt xem: 2559
Với những con số khá ấn tượng: 55% số hộ có kinh tế khá và giàu, gần 20% số hộ có nhà xây kiên cố, 95% có phương tiện nghe nhìn, 100% hộ dân có điện thắp sáng và sử dụng nước sạch, 100% đường làng được bê tông hóa… điều đó ghi nhận quá trình phấn đấu xây dựng phát triển kinh tế và khối đại đoàn kết của một khu dân cư có 100% người dân tộc thiểu số, có lẽ vì vậy mà khu dân cư này được thị xã Ayun Pa  (Gia Lai) chọn làm điểm cho việc xây dựng mô hình làng văn hóa kiểu mẫu.

 08:28 AM 13/10/2010  Lượt xem: 2595
Tuyên Quang là tỉnh miền núi với 22 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 50%, đã tạo nên những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trước hết là các giá trị văn hóa phi vật thể, tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp bảo tồn, khuyến khích các hoạt động sưu tầm và phổ biến rộng rãi trong đời sống tinh thần của nhân dân.

 02:25 AM 13/10/2010  Lượt xem: 2457
Đã từ lâu, xuống chơi chợ là nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống người dân vùng cao Mù Cang Chải. Ở huyện vùng cao này có 3 chợ chính là chợ ngã ba Kim, chợ huyện Mù Cang Chải và chợ Khao Mang. Mỗi chợ cách nhau khoảng 20 km bám theo quốc lộ 32. Ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi giao lưu văn hóa của cộng đồng các dân tộc nơi đây.