03:32 AM 12/10/2010  Lượt xem: 5459
Theo quan niệm của người Giarai Mthur ở Đắc Bằng và Ia Rto, khi người ta chết thì hồn người chết (m’ngắt dêi) biến thành ma (atầu). Sau khi làm lễ bỏ mả, hồn ma của người chết mới được đi tới thế giới của bà Jung, các hồn ma sinh sống và làm việc như những người sống, nghĩa là cùng ăn uống, lấy vợ, lấy chồng, ốm đau và chết. Sau khi chết, hồn ma biến thành con nhện (vak vai). Bà Jung thả con nhện lên mặt đất. Khi chết, nhện biến thành giọt sương (ia ngom) rồi tan vào đất. Bà Jung lấy đất có thấm giọt sương đó làm ra người - rồi cho nhập vào những người phụ nữ có chửa. Khi người phụ nữ sinh con thì hồn ma lại trở về với kiếp người.
 03:26 AM 12/10/2010  Lượt xem: 5502
Cho đến nay đã có không ít những thành tựu nghiên cứu, sưu tầm về luật tục dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích khá sâu sắc về khái niệm, về phương pháp nghiên cứu; về mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp, về vai trò của luật tục trong đời sống của xã hội đương đại. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập một cách khái quát về luật tục các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên dưới góc nhìn lịch sử và những vấn đề đặt ra trong đời sống hiện nay.
 03:24 AM 12/10/2010  Lượt xem: 2715
Sáng ngày 5/10 tại Trung tâm hội nghị- Văn hóa tỉnh , UBND tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức liên hoan ảnh nghệ thuật 15 tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ X.
 04:26 AM 01/10/2010  Lượt xem: 3047
Con đường bê tông kiên cố đi giữa hai rặng tre xanh yên bình dẫn chúng tôi vào thăm xóm Mời Mít (xã Yên Mông, thành phố Hoà Bình). Bên cạnh những ngôi nhà xây mới khang trang, nếp nhà sàn truyền thống được giữ lại như một minh chứng về sức sống lâu bền và ý nghĩa của văn hoá Mường trong cuộc sống đương đại. Giữa lòng thành phố đang chuyển mình sôi động, Mời Mít vẫn trân trọng lưu giữ những bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống.
 02:26 AM 01/10/2010  Lượt xem: 2726
Vinh dự là 1 trong 5 đoàn nghệ thuật của cả nước biểu diễn tại chương trình nghệ thuật đêm khai mạc Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc Đắk Lắk sẽ góp tiết mục “Trống chiêng vào hội”.
 02:26 AM 01/10/2010  Lượt xem: 2976
Quan họ là “đặc sản” của Bắc Ninh nhưng người Tày ở Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái) cũng tự hào gọi làn điệu khắp coọi là quan họ của dân tộc mình.
 03:32 AM 29/09/2010  Lượt xem: 4867
Đã được 5 năm, kể từ khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - Ngày 25/11/2005 - Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và văn hóa cồng chiêng Kon Tum nói riêng đang được bảo tồn và phát huy theo các góc độ khác nhau ở từng địa phương. Mặc dù kết quả như thế nào, nhưng văn hóa cồng chiêng vẫn có một sức hút rất đặc biệt, như ý kiến đánh giá của các nhà khoa học tại Hội nghị khoa học về giá trị của các nhạc cụ gõ bằng đồng ở Việt Nam và các nước trong khu vực, tổ chức tháng 10 năm 2004 ở Thủ đô Hà Nội, đã khẳng định : giá trị của nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên, đặc biệt là phương pháp thể hiện, diễn tấu thật sự độc đáo trong lĩnh vực âm nhạc, là di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý hiếm của nhân loại.
 09:02 AM 06/06/2010  Lượt xem: 4655
Hát then là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía bắc, góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa các dân tộc nước ta. Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Bắc Cạn luôn trân trọng, gìn giữ và sử dụng hát then làm phong phú đời sống tinh thần.
 08:58 AM 06/06/2010  Lượt xem: 3142
Đúng vào Ngày Văn hoá các dân tộc VN (19.4) tới, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL, Uỷ ban Dân tộc và Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức một cuộc Hội nghị về Cơ chế phối hợp với các địa phương, dân tộc trong quản lý, khai thác, vận hành khu các làng dân tộc thuộc Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc VN.